Multimedia Đọc Báo in

Chủ tịch Hội phụ nữ xã năng động

10:11, 14/11/2011

Chồng mất sớm, để lại cho chị là 4 người con, cùng những sự vất vả không thể nói thành lời, thế nhưng chị H’Em Hmok, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ea Uy (Krông Pak) đã vượt qua những khó khăn để có được những thành tích mà nhiều chị em trong xã luôn lấy đó làm tấm gương để noi theo.

Ea Uy là một xã vùng sâu, nhiều thôn buôn bị cách trở bởi sông đi lại bằng đò rất khó khăn, lại có tới 6 dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu làm nghề nông, phong tục tập quán lại khác nhau. Toàn xã hiện có 1.350 hộ với 6.680 nhân khẩu, trong đó 358 hộ là người dân tộc thiểu số với 48 hộ là do phụ nữ làm chủ hộ, do đó việc vận động, tuyên truyền phong trào tới với chị em trong xã luôn có những khó khăn nhất định. Nhận thức rõ những khó khăn của mình, nên khi được mọi người tin tưởng bầu vào chức Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, chị đã không quản ngại khó khăn để làm tròn chức trách của mình.  Với 948 hội viên, trong đó có 325 chị là người dân tộc thiểu số, nên vấn đề tuyên truyền nhằm mục đích nâng cao nhận thức của phụ nữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa… luôn được chị ưu tiên chú trọng hàng đầu trong quá trình công tác của mình, đặc biệt là ở 5 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ có đạo luôn được chị quan tâm.

Chị H’ Em Hmok (giữa), thường xuyên chuyện trò để hiểu hơn về tâm tư nguyện vọng của hội viên phụ nữ trên địa bàn.
Chị H’ Em Hmok (giữa), thường xuyên chuyện trò để hiểu hơn về tâm tư nguyện vọng của hội viên phụ nữ trên địa bàn.
Đáng chú ý nhất là chị đã vận động chị em chú trọng việc tham gia xây dựng phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về luật bình đẳng giới tại địa phương. Với trọng trách là chủ tịch hội, chị cũng thường xuyên phối hợp với các ban ngành đoàn thể tham gia giám sát, bình xét các chương trình như: chương trình 267, bình xét hộ nghèo, hòa giải các vụ ly hôn, tranh chấp đất đai… qua đó chủ động đề xuất với các cơ quan địa phương giải quyết những vấn đề về chế độ chính sách, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Không chỉ dừng lại ở đó, chị cũng quan tâm sâu sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên phụ nữ trên địa bàn xã, kịp thời phát hiện những vi phạm liên quan đến quyền và lợi ích của chị em từ đó có biện pháp can thiệp, giúp đỡ và phản ánh với hội cấp trên, cơ quan có trách nhiệm, do đó trong nhiệm kỳ vừa qua, trong Hội Phụ nữ xã không có đơn thư vượt cấp, khiếu kiện tập thể. Cũng chính nhờ theo dõi sát sao những hộ nghèo trong toàn xã mà chị cùng tập thể luôn có kế hoạch giúp chị em có nguồn vốn sản xuất và xây dựng gia đình văn hóa. Trong phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, chị cùng các hội viên đã xây dựng tổ nhóm tiết kiệm được 169,560 triệu đồng, hằng năm giúp cho trên 100 chị em vay kinh doanh tăng thu nhập trong gia đình; huy động nguồn vốn nhàn rỗi để mua giống, phân bón các loại với số vốn 128 triệu đồng; ký ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Ea Kar vay trên 2 tỷ đồng giúp hội viên vay phát triển kinh tế. Hiện chị cũng thường xuyên tuyên truyền hỗ trợ chị em xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và đã có 938 gia đình đăng ký; tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, làm tốt công tác hậu phương quân đội, quyên góp vận động tặng quà thanh niên lên đường nhập ngũ…

Bản thân lo cho công việc vất vả là thế, nên chị luôn dành khoảng thời gian rảnh rỗi và tình yêu thương của mình cho 4 người con. Hiện 2 người con đã lập gia đình ổn định, cùng 2 người đang đi học là niềm hạnh phúc lớn nhất của chị. Ngoài ra chị còn là một tấm gương làm ăn kinh tế giỏi, với 6 sào cà phê, 2 sào ruộng cùng với việc nuôi 15 con bò đã đem lại cho chị một nguồn thu nhập đáng kể.

H.G

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.