Multimedia Đọc Báo in

Một thương binh vượt khó vươn lên làm giàu

08:11, 20/12/2011

Năm 1966, ông Lê Bật Hòa rời quê hương Triệu Sơn, Thanh Hóa lên đường nhập ngũ. Hơn 6 năm chiến đấu anh dũng tại chiến trường miền Đông Nam bộ, ông lập được nhiều chiến công, nhiều lần được biểu dương khen thưởng. Sau đó, trong một trận công đồn bị thương nặng, ông Hòa được phục viên trở ra Bắc với thương tật 41%, xếp hạng thương binh hạng 2/4.

Trở về với cuộc sống đời thường, ông Lê Bật Hòa vất vả làm đủ mọi việc để nuôi các con ăn học như: đánh xe trâu chở hàng thuê, làm ruộng, sửa xe đạp… Nhưng quê hương đất chật, người đông, cuộc sống gia đình vẫn không thoát khỏi đói nghèo, chật vật. Ông quyết định đưa vợ con đi xây dựng kinh tế mới tại Nông trường Cà phê Việt Đức 5, thôn 12, xã Cư Êwi (Cư Kuin). Gia đình ông nhận đất trồng cà phê, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ông tranh thủ trồng xen canh cây ngắn ngày như khoai, sắn, ngô, đậu…; vỡ đất sình làm ruộng cấy lúa. Cần cù, chịu khó, ông còn phải vượt qua nhiều đau đớn do vết thương gây ra mỗi khi trái gió trở trời, động viên vợ con vượt khó vươn lên làm kinh tế. Nhờ vậy, đến nay, gia đình ông có 1,5ha cà phê kinh doanh mỗi năm mang lại nguồn lãi 150 triệu đồng; chuồng heo có 4 con heo nái và 70-80 heo thịt siêu nạc cho thu lãi 80 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gia đình ông còn có 4 sào lúa nước, khu vườn rộng 5.000 m2 trồng giống tiêu mới cao sản Vĩnh Linh đang phát triển, 3 ao cá. Thu nhập từ việc nhận thầu làm công trình Biogas của người con trai thứ 3 cùng sống với gia đình ông cũng mang lại nguồn thu trên 200 triệu đồng/năm. Tính sơ sơ, mỗi năm tổng thu nhập của gia đình ông Hòa vào khoảng 500 triệu đồng. Cuộc sống gia đình ổn định, sung túc, có nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền.

Gia đình ông Lê Bật Hòa cũng luôn gương mẫu chấp hành nghiêm túc mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng giúp đỡ bà con trong xóm cùng vươn lên làm giàu.

Văn Thế


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.