Multimedia Đọc Báo in

Tuổi cao vẫn hăng say lao động

08:28, 04/04/2012

Năm nay đều đã ngoài 70 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Thoản và bà Trần Thị Phức, khối 11, thị trấn Ea Knốp (Ea Kar) vẫn chăm chỉ lao động và nhiệt tình với công tác xã hội.

Năm 1984, gia đình ông Thoản từ quê hương Hà Tĩnh vào lập nghiệp tại Dak Lak. Vợ chồng ông đã làm đủ mọi nghề để nuôi các con ăn học. Đến nay, cả 5 người con của ông bà đều đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Người con gái đầu là Thạc sĩ, hiện là giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn TP.Hồ Chí Minh, người con thứ 3 cũng đã học xong đại học và làm việc cùng trường với chị cả. Cậu con trai thứ 4 tốt nghiệp Cao đẳng và hiện là giáo viên của Trường Tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, xã Ea Sô (Ea Kar), cô con gái út cũng đang là giáo viên Trường THPT Trần Quốc Toàn, thị trấn Ea Knốp (Ea Kar).

Sau nhiều năm làm lụng vất vả, nuôi con cái ăn học thành tài, những tưởng ông bà sẽ an nhàn mà hưởng thụ thú vui tuổi già nhưng ông bà vẫn quan niệm: còn sức khỏe là còn lao động. Ông bà Thoản hiện ở với người con thứ hai, hằng ngày vẫn chăm sóc vườn tiêu (30 trụ), vườn cây ăn trái (gồm mít, vải) và chăn nuôi gà, vịt. Mỗi năm thu nhập từ mảnh vườn cũng mang lại cho hai ông bà nguồn thu nhập 100 triệu đồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thoản còn tham gia công tác xã hội với vai trò là ủy viên Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi thị trấn, thành viên Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ và Trường ban Mặt trấn khối 11. Ông còn được khen thưởng bởi những thành tích trong công tác vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Với tinh thần lao động không mệt mỏi, cuộc sống mẫu mực, ông Nguyễn Văn Thoản và bà Trần Thị Phức luôn được bà con hàng xóm yêu mến, kính trọng, là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Lê Trịnh Thu Huyền


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.