Multimedia Đọc Báo in

Một cộng tác viên dân số năng nổ, nhiệt tình

09:54, 25/06/2013

Năm 2008, chị Ngô Thị Đào được người dân thôn 1, xã Ea Riêng (M’Drak)  tín nhiệm làm cộng tác viên dân số.

Chị Ngô Thị Đào (bìa trái) đang tuyên truyền  DS-KHHGĐ cho chị em phụ nữ trong thôn.
Chị Ngô Thị Đào (bìa trái) đang tuyên truyền DS-KHHGĐ cho chị em phụ nữ trong thôn.

Những ngày đầu làm công tác dân số, chị Đào cũng gặp rất nhiều khó khăn. Địa bàn chị quản lý có 70 hộ với 272 nhân khẩu, trong đó 47 phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Đa số chị em phụ nữ trong thôn đều làm nông mà công việc đồng áng thì chẳng bao giờ có giờ giấc ổn định, đặc biệt là những ngày mùa các chị phải đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về, rồi lại tất bật với công việc gia đình nên thời gian tiếp cận các chị em để tuyên truyền, vận động rất khó. Bên cạnh đó, đa phần phụ nữ trong thôn đều ngại đi khám phụ khoa vì sợ bệnh, thiếu hiểu biết về những lợi ích của việc khám phụ khoa. Dù vậy, không ngại khó khăn vất vả, hằng ngày chị Đào cần mẫn đến từng hộ dân nắm bắt thông tin biến động dân số và nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn; tổng hợp số liệu gửi Ban Dân số kế hoạch hóa gia đình xã, kịp thời có sự điều chỉnh số lượng cấp phát thuốc và dụng cụ tránh thai trong tháng tiếp theo. Quá trình tuyên truyền, vận động và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình đã giúp chị xác định chính xác hoàn cảnh gia đình, tư tưởng của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đối với vấn đề kế hoạch hóa gia đình, từ đó chị tìm ra phương pháp tuyên truyền thích hợp. Với cách nói chuyện thuyết phục, đặc biệt là nêu gương những điển hình ở thôn, chị Đào đã vận động nhiều gia đình dừng lại ở một đến hai con để tập trung phát triển kinh tế và chăm sóc, giáo dục các cháu. Bên cạnh đó, để công tác tuyên truyền có hiệu quả, chị Đào luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn, các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình do các cấp tổ chức. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đã được tập huấn, chị Đào chủ động triển khai tổ chức các buổi sinh hoạt thường kỳ, tạo điều kiện để chị em tiếp cận với những biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản, giúp chị em thay đổi được nếp nghĩ lạc hậu và tham gia tích cực vào các đợt sinh hoạt truyền thông dân số.

Nhờ sự tận tâm, trách nhiệm của những cộng tác viên dân số như chị Đào, nhận thức của bà con trong thôn 1, xã Ea Riêng về công tác DS-KHHGĐ đã có nhiều thay đổi. Đến nay, đã có hơn 90% phụ nữ của thôn sử dụng các biện pháp tránh thai. Đặc biệt từ ngày chị Đào tham gia công tác dân số đến nay, trên địa bàn chị quản lý không còn tình trạng sinh con thứ 3.

Qua 6 năm công tác, bằng tinh thần tự học và chủ động trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động xã hội, chị Ngô Thị Đào đã trở thành một cộng tác viên dân số có nhiều thành tích được bà con trong thôn tin yêu, quý mến.

Mỹ Sự - Thúy Diệp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.