Multimedia Đọc Báo in

Người vi phạm giao thông có thể bị nêu tên trên các phương tiện thông tin đại chúng

16:25, 17/11/2010

Đó là một trong những nội dung quan trọng được quy định tại Thông tư số 38/TT-BCA ngày 12 - 10 - 2010 về việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) thay thế Thông tư 22/TT-BCA ngày 12 - 10 - 2007. Theo nội dung Thông tư này, người có hành vi vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa phải được thông báo bằng văn bản (theo mẫu) đến công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú, công tác, học tập để theo dõi, kiểm điểm, giáo dục hoặc được gửi đến các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, giáo dục chung. Thông báo này được gửi ngay sau khi ra quyết định xử phạt hành chính.

 

Những người vi phạm Luật Giao thông đường bộ, ngoài hình thức bị xử phạt hành chính còn có thể bị nêu tên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Những trường hợp bị thông báo vi phạm là: người thực hiện hành vi vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa mà theo quy định của pháp luật, ngoài hình thức phạt tiền còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ xung tước có thời hạn hoặc không thời hạn quyền xử dụng GPLX hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; bị tước quyền xử dụng GPLX tàu; bị tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ; người có hành vi vi phạm điều khiển phương tiện không có giấy phép điều khiển phương tiện hoặc giấy phép đó không phù hợp với phương tiện đang điều khiển; sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp; sửa chữa, tẩy xoá giấy phép điều khiển phương tiện; trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ tai nạn giao thông; lợi dụng tai nạn giao thông để xâm phạm sức khoẻ, tài sản của người bị nạn; cản trở việc kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
So với Thông tư 22, Thông tư 38 quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của công an xã, phường, thị trấn nơi nhận thông báo vi phạm. Theo đó, khi nhận được thông báo vi phạm, công an xã, phường, thị trấn phải có trách nhiệm vào sổ theo dõi và chuyển thông báo vi phạm đó đến tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn nơi cư trú của người vi phạm hoặc đến cơ quan, trường học nếu người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên để kiểm điểm, giáo dục; nơi nhận thông báo có trách nhiệm báo lại cho cơ quan đã ra thông báo vi phạm theo phiếu báo.

Thông tư này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 - 11 - 2010.


Đăng Triều

 


Ý kiến bạn đọc