Multimedia Đọc Báo in

Tuổi trẻ Krông Pak tích cực thực hiện văn hóa giao thông

14:46, 21/12/2012

Thời gian qua Huyện Đoàn Krông Pak đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn.

Tiểu phẩm “Giao thông về làng”  của Huyện Đoàn  Krông Pak tham gia  dự thi  “Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông” do Hội LHTNVN tỉnh tổ chức.
Tiểu phẩm “Giao thông về làng” của Huyện Đoàn Krông Pak tham gia dự thi “Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông” do Hội LHTNVN tỉnh tổ chức.

Huyện Krông Pak có hệ thống giao thông đường bộ khá phức tạp với trên 35km quốc lộ, hàng chục km tỉnh lộ và hàng trăm km đường liên thôn, liên xã. Cùng với đó, trình độ dân trí chưa đồng đều, nhận thức của người dân về chấp hành Luật Giao thông đường bộ vẫn còn hạn chế, đặc biệt một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên vẫn cố tình vi phạm Luật như: chở quá số người, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông… Vì vậy, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến đối tượng thanh, thiếu niên luôn chiếm một tỷ lệ cao. Trước thực trạng đó, để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi ĐVTN khi tham gia giao thông, Huyện Đoàn đã tổ chức các hoạt động như: treo pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, cấp phát tờ rơi tuyên truyền trên các đoạn đường đông người qua lại; tổ chức “Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông”, Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ; tổ chức thi lái xe máy an toàn, phối hợp tổ chức thi cấp giấy phép lái xe cho học sinh đã đủ tuổi nhưng chưa có giấy phép lái xe; thành lập và duy trì các đội hình thanh niên tình nguyện bảo đảm TTATGT tại các nút giao thông, trường học, điểm họp chợ, nơi đông dân cư; đảm nhận các đoạn đường thanh niên tự quản không để xảy ra tai nạn giao thông; xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”… Em Nguyễn Hoàng Huy, lớp 7C, Trường THCS thị trấn Phước An chia sẻ: “Qua các buổi tuyên truyền của các anh chị đoàn viên thanh niên trong tổ dân phố và ở trường về Luật Giao thông đường bộ, em luôn nhắc người thân trong gia đình khi chạy xe máy phải nhớ mang theo mũ bảo hiểm và nếu uống bia rượu rồi thì không được chạy xe”. Anh Nguyễn Văn Hoan, Bí thư Huyện Đoàn cho biết: “Thực hiện cuộc vận động thanh niên với văn hóa giao thông, Huyện Đoàn đã tổ chức cho 100% các cơ sở đoàn thi đua thực hiện và ký cam kết không có ĐVTN vi phạm TT ATGT”.

Hiện nay 12/16 xã, thị trấn đã thành lập đội thanh niên tình nguyện giữ gìn TTATGT với 250 thành viên tham gia. Điển hình là các đơn vị như Đoàn thanh niên thị trấn Phước An, Đoàn xã Ea Yông, Ea Phê... Một mô hình khá hiệu quả khác là Đội thanh niên xung kích tình nguyện “Giữ gìn TTATGT trước cổng trường” của Đoàn trường THPT Lê Hồng Phong tham gia phân luồng giờ cao điểm, hướng dẫn học sinh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, giữ gìn trật tự an toàn giao thông trước cổng trường và khu đông dân cư, qua đó góp phần  nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của học sinh, người dân sống quanh khu vực trường.

Hưởng ứng năm An toàn giao thông, từ đầu năm đến nay, các cơ sở Đoàn trong huyện đã tổ chức 8 đợt ra quân với hơn 700 lượt ĐVTN tham gia; phát 2.000 tờ rơi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ; tặng 50 mũ bảo hiểm cho học sinh mẫu giáo, tiểu học; tổ chức quyên góp giúp đỡ các nạn nhân vụ tai nạn giao thông tại cầu Sêrêpôk với số tiền trên 24 triệu đồng; bê tông hóa hơn 200m đường tại xã Ea Yiêng; ra quân tu sửa 18 km đường giao thông nông thôn…

Những hoạt động trên đã tạo được sự lan tỏa sâu rộng góp phần thay đổi nhận thức và hành động của thanh thiếu niên (TTN) thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông. Nhiều ĐVTN đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực, thường xuyên tuyên truyền đến TTN và nhân dân chấp hành pháp luật, bảo đảm  ATGT và các chuẩn mực về văn hóa giao thông.

Tuấn Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.