Multimedia Đọc Báo in

Đường liên xã xuống cấp vì xe mỏ đá, xe chở gỗ lậu

18:37, 10/03/2013
Tuyến đường liên xã nối Ea Bar (Buôn Đôn) đi các xã Ea M’nang, Quảng Hiệp, Ea Kiết (Cư M’gar) hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng.
 
Tuyến đường dài khoảng 20 km, trong đó hơn 5 km chạy qua xã Ea M’nang (Cư M’gar) là xuống cấp trầm trọng nhất, đặc biệt  đoạn từ thôn 1 đến thôn 6, mặt đường bị bong tróc hoàn toàn, nổi lên lớp đá lót, với liên tiếp ổ voi, ổ gà. 
Không chịu nổi xe trọng tải lớn, mặt đường bị sụt lún nặng
Không chịu nổi xe trọng tải lớn, mặt đường bị sụt lún tạo thành những "con lươn" giữa đường
Ông nguyễn Minh Cảnh - cán bộ phụ trách giao thông thủy lợi và nông nghiệp xã Ea M’nang cho biết: trước đây tuyến đường này khá vắng, nhưng từ khi được thảm nhựa nó trở thành tuyến đường giao thông quan trọng nối từ trung tâm xã Ea M’nang đi các xã Ea Bar (Buôn Đôn), Cư M’gar, Quảng Hiệp, Ea M’droh và xã Ea Kiết (Cư M’gar); do đó,  mỗi ngày có hàng trăm lượt xe cộ các loại qua lại trên tuyến đường này. 
Nhiều đoạn đường bị bong tróc hoàn toàn, kéo dài cả km
Nhiều đoạn đường bị bong tróc hoàn toàn, kéo dài cả km
 
Nguyên nhân chính khiến đường xuống cấp nhanh, theo ông Cảnh là do xe tải của một số công ty khai thác và chở đá từ xã Ea M’drok, Quảng Hiệp về phố chở quá tải liên tục chạy qua khiến mặt đường bong tróc, sụt lún. Các xe này được che đậy sơ sài khiến đất cát, đá sỏi rơi vãi xuống mặt đường gây nguy hiểm. Một nguyên nhân khác khiến đường xuống cấp là từ khi được thảm nhựa, đây là tuyến đường “yêu thích” của lâm tặc dùng dể chở gỗ lậu, trụ tiêu từ các xã có rừng đi qua.
 
Các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp sửa chữa, nâng cấp tuyến đường trên để việc đi lại , buôn bán của người được dễ dàng, bớt nguy hiểm.
L.V
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.