Multimedia Đọc Báo in

Thực hiện các quy định về đào tạo, sát hạch lái xe cho người khuyết tật

17:50, 02/11/2017

Sở GTVT vừa có văn bản số 1722/SGTVT-QLVT/PT&NL, ngày 30-10-2017 về việc đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe (GPLX) hạng B1 số tự động và hạng A1 cho người khuyết tật (NKT).

v
Phương tiện tập lái tại Trường Trung cấp nghề Vinasme Tây Nguyên.

Theo đó, Sở yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe mô tô hạng A1 cho NKT phải sử dụng xe 3 bánh cho NKT đã được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký, biển số làm xe tập lái; tổ chức đào tạo cho NKT có nhu cầu học tập trung theo quy định tại Điều 12 và khoản 1 Điều 15 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, ngày 15-4-2017 của Bộ GTVT. Đối với các cơ sở đào tạo hạng B1 số tự động cho NKT tật phải tập huấn cho đội ngũ giáo viên có đủ trình độ để dạy lái xe cho NKT; kiểm tra, phân loại hạng xe đề nghị học của học viên lái xe hạng B1 và NKT để thực hiện quản lý theo các hạng quy định; sử dụng ôtô con hạng B1 đã bố trí thêm cơ cấu điều khiển vô lăng lái, chuyển đổi vị trí cần điều khiển tay số, bàn đạp phanh và bàn đạp ga để tay trái và chân trái NKT có thể điều khiển được. Trong quá trình thực hiện tuyển sinh, cơ sở đào tạo phải đối chiếu, kiểm tra tình trạng NKT, nếu không phù hợp với phương tiện và giáo trình kỹ thuật lái xe thì kiên quyết không tiếp nhận đào tạo…


Hoàng Tuyết
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.