Multimedia Đọc Báo in

Hội Cựu chiến binh Krông Năng gương mẫu đi đầu phòng chống tội phạm

09:38, 26/10/2010

Thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày 31-7-1998 của Chính phủ về Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, trong 12 năm qua (1998-2010), Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Krông Năng đã luôn  phát huy được vai trò nòng cốt trong công tác phòng chống tội phạm, đặc biệt trong phòng chống ma túy.

Bám sát nội dung, chương trình kế hoạch của các Ban phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy huyện, xã, thị trấn, các cấp hội CCB đã xây dựng chương trình hoạt động phù hợp điều kiện cụ thể của từng địa bàn;  phân công cán bộ chịu trách nhiệm phụ trách từng thôn buôn, từng mảng công tác; đưa tiêu chí phòng chống tội phạm vào nội dung  thi đua hằng năm; 100% hội viên đều ký cam kết bản thân, gia đình không mắc tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật. Ở những địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma túy như: xã Ea Tam, Dliêya …, Hội chỉ đạo hội viên ký cam kết không để con cháu nghiện ma túy. Hội viên  người dân tộc thiểu số ký cam kết bản thân, gia đình không nghe theo lời bọn xấu, không tham gia gây rối trật tự công cộng và vượt biên trái phép….

Tham gia phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ  quốc, các cấp hội đã tổ chức tuyên truyền cho cán bộ hội viên và trên 21.800 lượt quần chúng nhân dân ở 192/194 buôn thôn  về mục đích, ý nghĩa, nội dung và các giải pháp thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trên địa bàn từng khu dân cư. Hội đã phối hợp với Ủy ban MTTQVN các xã vùng sâu, vùng xa như Dliêya, Ea Tân… thành lập  các tổ xung kích tuyên truyền pháp luật trong gia đình và buôn, thôn. Bên cạnh đó, Hội đã chỉ đạo  cho cán bộ, hội viên  khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật của xã;  đưa  nội dung tuyên truyền pháp luật vào chương trình tập  huấn hằng năm. Đặc biệt, Hội đã phối hợp với các đoàn thể khác phát động quần chúng, làm cho đồng bào hiểu rõ âm mưu thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch thu hút trên 1.600 lượt người  thuộc 27 buôn tham dự;  thành lập các tổ tuyên truyền, phản biểu tình tại chỗ; xây dựng cán bộ cốt cán người dân tộc thiểu số tại chỗ làm nòng cốt cho việc vận động quần  chúng, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các buôn làng.

Những cách làm trên đã mang lại những kết quả tích cực, nhiều hội viên CCB đã trở thành nòng cốt trong công tác phòng chống tội phạm ở địa phương. Tại xã Ea Tam, một điểm nóng về ma túy của huyện, Hội CCB xã đã được lực lượng công an chọn làm “đột phá khẩu” trong công tác phòng chống tội phạm ma túy. Hội đã tổ chức tuyên truyền, phát động hội viên tố giác tội phạm,  cung cấp cho công an  nhiều nguồn tin về các  đối tượng nghiện hút và vận chuyển, buôn bán ma túy. Năm 2010, Hội CCB xã Ea Tam còn  cử 2 cán bộ hội trực tiếp vận động 3 đối tượng cai nghiện ma túy thành công. Ở xã Cư Klông, CCB Triệu Văn Biên đã cung cấp nguồn tin và trực tiếp tham gia giúp  công an  tóm gọn 2 đối tượng buôn bán  hêrôin.  Ở xã Ea Hồ, các CCB Y Ngô Mlô, Y BHin Mlô đã đến từng nhà truyên truyền, vận động anh em trong dòng tộc, bà con trong buôn làng cảnh giác, nắm tình hình và tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương giữ vững ổn định  chính trị trên địa bàn. CCB Y Im Mlô ở buôn Kay, xã Ea Toh vận động được 2 đối tượng họ hàng bên vợ vượt biên trở về làm ăn lương thiện. Hội CCB các xã Phú Lộc,  Ea Tam, Dliêya… nhận trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia giáo dục, cảm hóa 22 thanh niên vi phạm pháp luật cải tạo tại cộng đồng thành người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Ngoài ra, các cấp hội CCB còn tham gia hòa giải, giải quyết hợp tình hợp lý những vụ khiếu kiện đông người về đất đai, chặt phá rừng đầu nguồn để làm rẫy… Các cấp hội cũng đã tham gia xây dựng, củng cố 192 điểm đăng ký tạm trú tạm vắng, xây dựng trên 300 tổ liên gia giúp nhau giáo dục con cái, nhắc nhở nhau chấp hành pháp luật, tham gia hòa giải 540 vụ việc mâu thuẫn…

 

Nguyễn Đức Thao

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.