Multimedia Đọc Báo in

Liên quan đến đường dây làm và tiêu thụ giấy phép lái xe giả: Khởi tố thêm 6 đối tượng

09:49, 22/10/2010

Ngày 20-10, Viện KSND TP. Buôn Ma Thuột đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 6 đối tượng về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Đó là: Dương Thị Mai Trinh (SN 1974) ở xã Ea Tiêu (Cư Kuin); Nguyễn Mai Hồng Lĩnh (SN 1977) ở xã Ea Ktur (Cư Kuin); Trần Thị Lệ Thanh (SN 1961), trú thị trấn Ea Súp (Ea Súp); Nguyễn Trọng Thành (SN 1970) ở xã Ea Kly (Krông Pak); vợ chồng Vũ Anh Tuấn (SN 1971) và Lê Thị Khả (SN 1975), trú xã Hòa Thuận (TP. Buôn Ma Thuột).

Như báo Dak Lak đã đưa tin, trước đó, cơ quan CSĐT CATP Buôn Ma Thuột đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Ngô Quang Trinh (SN 1979) trú thôn 8, xã Ea Tiêu (Cư Kuin) và Nguyễn Thành Chung (SN 1985) trú thôn 8, xã Ea Kly, Krông Pak) cũng về hành vi trên. Theo kết quả điều tra, được Ngô Quang Trinh cung cấp giấy phép lái xe (GPLX) giả, để kiếm lời, Nguyễn Thành Chung đã bán cho các đối tượng: Nguyễn Mai Hồng Lĩnh 18 GPLX giả; vợ chồng Vũ Anh Tuấn 14 GPLX giả; Trần Thị Lệ Thanh 25 GPLX giả; Nguyễn Trọng Thanh 5 GPLX giả. Ngoài mối quan hệ “làm ăn” với Nguyễn Thành Chung, Ngô Quang Trinh còn nhận làm cho Dương Thị Mai Trinh 27 GPLX giả và thời gian trước đó Mai Trinh cũng đã nhờ Trinh làm giả 8 GPLX và đã tiêu thụ trót lọt. Khám xét nhà Dương Thị Mai Trinh, cơ quan chức năng đã thu giữ thêm được 4 GPLX giả. Trần Thị Lệ Thanh cũng đã giao nộp cho cơ quan công an thêm 27 GPLX giả đã nhờ Chung làm. Trong quá trình tuần tra làm nhiệm vụ, các chiến sĩ Cảnh sát giao thông CATP Buôn Ma Thuột đã phát hiện và thu giữ 3 GPLX giả giao cho cơ quan điều tra. Hiện cơ quan CSĐT CATP. Buôn Ma Thuột đã thu giữ được 127 GPLX giả và đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án

 

Hoa Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.