Multimedia Đọc Báo in

Bị phạt 13 năm tù vì tổ chức đưa người vượt biên trái phép

08:28, 01/02/2016

TAND huyện Ea H’leo vừa tuyên phạt 2 bị cáo Y Bliêng Kpă (SN 1974, ở buôn Sek, xã Dliê Yang) và Y H'riăm Kpă (SN 1976, ở buôn Kdruh, xã Ea Nam) mỗi người 6 năm 6 tháng tù về tội tổ chức đưa người vượt biên ra nước ngoài trái phép.

Theo cáo trạng, do hám lợi và coi thường luật pháp, từ tháng 5-2015 đến tháng 7-2015, Y H'riăm Kpă và Y Bliêng Kpă  đã móc nối với Y Hen Ksơr (đối tượng này đang ở Campuchia) tổ chức 4 đợt đưa 43 người dân tộc tại chỗ ở các buôn thuộc huyện Ea H'leo và huyện Krông Búk vượt biên ra nước ngoài trái phép.

Chúng yêu cầu mỗi đối tượng vượt biên phải mang theo 25 triệu đồng; trong đó, Y H'riăm Kpă là người trực tiếp thu tiền và làm nhiệm vụ hướng dẫn, liên lạc, chỉ đạo người đi vượt biên. Khi có người muốn vượt biên, Y H'riăm thông báo cho Y Bliêng biết và gọi qua Campuchia hỏi ý kiến của Y Hen Ksơr. Mỗi lần tổ chức đưa người vượt biên, bọn chúng chia thành từng tốp khoảng 7 – 10 đối tượng. Để tránh sự theo dõi, chặn bắt của cơ quan chức năng, bọn chúng và các đối tượng vượt biên thống nhất sử dụng tiếng lóng trong quá trình hướng dẫn, chỉ đạo, như đi vượt biên thì nói là "đi làm rẫy", "đi mua gạo", "đi mua phân"… Cách thức vượt biên là chia thành từng tốp đi nhỏ lẻ, bắt xe đi vào TP.Hồ Chí Minh, rồi người trưởng nhóm sẽ liên lạc trực tiếp với Y Hen Ksơr để tên này hướng dẫn đến gặp người dẫn đường sang Campuchia, Thái Lan.

Vì nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết về luật pháp, mơ ước có cuộc sống giàu sang sung sướng bên đất Mỹ, nên hàng chục người dân đã bị bọn chúng lừa vượt biên sang Campuchia rồi mất hết tiền bạc, bị bắt giam trong tại tị nạn, bị bỏ đói mà không biết khi nào mới được về để đoàn tụ với gia đình.                                            

Ngọc Tài
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.