Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Búk: Bắt giữ đối tượng "bảo kê" sầu riêng

08:23, 29/08/2018
Ngày 28-8, Thiếu tá Nguyễn Đức Tin - Phó trưởng Công an huyện Krông Búk cho biết, đơn vị đang tạm giữ hình sự đối tượng Phạm Văn Lương (31 tuổi, trú tại xã Cư Né, huyện Krông Búk) để điều tra về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”. 
 
Theo cơ quan điều tra, trong những tháng gần đây, trên địa bàn huyện Krông Búk xuất hiện nhiều băng nhóm chuyên tìm cách đe dọa, chèn ép các thương lái đến địa bàn thu mua sầu riêng. Các đối tượng này buộc các thương lái ở nơi khác đến phải chung chi tiền để được thu mua trên địa bàn hoặc buộc người dân bán lại sầu riêng cho chúng với giá thấp hơn thị trường. Tình trạng trên không chỉ khiến cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn trở nên phức tạp mà các thương lái mua bán sầu riêng cũng không khỏi hoang mang, lo sợ.
 
1
Đối tượng Phạm Văn Lương tại cơ quan Công an.
 
Qua điều tra, Công an huyện Krông Búk xác định, Phạm Văn Lương là đối tượng cầm đầu trong đường dây “bảo kê” sầu riêng trên địa bàn huyện. Ngoài ra, đối tượng Lương còn có hàng chục đàn em thân tín có tiền án tiền sự. Hằng ngày, Lương chỉ đạo đàn em của mình dò la các vựa sầu sầu riêng trên địa bàn rồi phục ở các ngả đường, khi phát hiện có thương lái lạ đến địa bàn thu mua thì chặn xe đề nghị chung chi tiền. Đến khoảng 14 giờ ngày 25-8, khi Lương đang nhận tiền từ một thương lái thì bị lực lượng Công an huyện Krông Búk ập vào bắt giữ. 
 
Lương là đối tượng đã từng có tiền án tiền sự về tội “Trộm cắp tài sản”. Sau khi mãn hạn tù, đối tượng này về địa phương và rủ rê nhiều đối tượng xấu “bảo kê” sầu riêng tại khu vực.
 
Hiện, Công an huyện Krông Búk tiếp tục mở rộng điều tra vụ việc.
 
 Cường  Hùng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.