Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện và xử lý nhóm học sinh cho vay - mượn tiền nặng lãi

15:20, 14/02/2020

Công an huyện Krông Búk vừa phát hiện và xử lý một nhóm gồm 15 học sinh tại huyện Krông Búk (14 học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu và 1 học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong) có hành vi cho vay - mượn tiền nặng lãi ngay trong trường học.

Theo điều tra ban đầu, nhóm này do P.Đ.H (SN 2001, Trường THPT Phan Đăng Lưu) đứng đầu. Trước đó, vào tháng 12-2019, em Đinh Thị L. (trú xã Pơng Đrang) vay của H. số tiền 6 triệu đồng với lãi suất thỏa thuận 20%/7 ngày. Tuy nhiên, lúc nhận tiền L. chỉ nhận được 4,8 triệu đồng, còn lại 1,2 triệu đồng H. giữ và cho rằng đó là số tiền lãi 1 tuần mà L. phải trả. Đến ngày 11-1, L. không có đủ khả năng trả tiền nên bị H. đe dọa không cho đi học nữa. Sự việc sau đó bị cơ quan chức năng phát hiện và mời H. cùng L. lên làm việc lấy lời khai. Tại cơ quan Công an, H. khai từ tháng 10-2019 đến nay H. đã có hành vi cho vay nặng lãi với tổng số tiền 9,5 triệu đồng với mức lãi suất 20%/7 ngày.

sd
Trường THPT Phan Đăng Lưu, nơi xảy ra vụ việc

Quá trình mở rộng điều tra, cơ quan Công an xác định có nhiều học sinh tham gia vào việc cho vay nặng lãi. Cụ thể, H. đã nhờ 2 người bạn cùng lớp là L.V.S (SN 2003) và N.T.N.H (SN 2003) mang tiền chuyển cho người vay rồi đi thu nợ, lấy tiền lãi cho H. Làm việc với Công an, S. thừa nhận đã nhận trên 15 triệu đồng từ H. để chuyển cho người vay và sau đó đi thu lãi. Mỗi lần đi thu nợ thì S. được H. trả tiền công là 100 nghìn đồng. Riêng N.H cho biết đã nhận từ H. số tiền khoảng 25 triệu đồng để chuyển cho người vay và được H. trả tiền công 60 nghìn đồng/lần.

Với hình thức tương tự, Công an huyện Krông Búk đã làm rõ có 15 học sinh tham gia vào việc cho vay - mượn với tổng số tiền vay là 23,4 triệu đồng và số tiền đóng lãi ước tính 9 triệu đồng. Trong đó, xác định có 3 em là người cho vay tiền và 12 em học sinh mượn tiền.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.