Multimedia Đọc Báo in

Tìm hiểu về Luật Cạnh tranh Việt Nam (Tiếp theo)

08:50, 02/03/2011

44.Thế nào là tố tụng cạnh tranh?
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Cạnh tranh (LCT), tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của LCT.

45.Các nguyên tắc tố tụng cạnh tranh được áp dụng?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Cạnh tranh, tố tụng cạnh tranh được tiến hành trên 3 nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện theo quy định của LCT;
- Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của LCT và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Trong quá trình tiến hành tố tụng cạnh tranh, điều tra viên, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, thành viên Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

46.Sự khác nhau giữa tố tụng cạnh tranh áp dụng đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh?
Cả vụ việc hạn chế cạnh tranh và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đều phải được điều tra thông qua một thủ tục điều tra bao gồm điều tra sơ bộ và điều tra chính thức theo quy định LCT.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 và Điều 98 Luật Cạnh tranh, đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết thông qua phiên điều trần.
Theo quy định tại điểm c,d Khoản 2 Điều 49 Luật Cạnh tranh, đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ ra quyết định xử lý sau khi kết thúc điều tra vụ việc.

47.Tiếng nói và chữ viết trong tố tụng cạnh tranh được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Cạnh tranh, tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.

48.Tình tiết nào được coi là tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Nghị định số 116, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm:
- Tự nguyện khai báo về hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện;
- Đối tượng vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Đối tượng vi phạm tự nguyện cung cấp chứng cứ, thông tin liên quan đến hành vi vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền trước đó chưa biết;
- Tác động tích cực của hành vi vi phạm đối với việc phát triển nền kinh tế.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 Nghị định số 116, tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm:
- Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực;
- Thực hiện hành vi vi phạm sau khi nhận được quyết định không chấp thuận được hưởng miễn trừ hoặc quyết định bãi bỏ quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền;
- Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
- Sau khi thực hiện hành vi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.

49. Tình tiết nào được coi là tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm các quy định về cạnh tranh không lành mạnh?
Theo quy định tại Khoản 3 Nghị định số 116, các tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm các quy định về cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
- Tự nguyện khai báo về hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện;
- Đối tượng vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Đối tượng vi phạm tự nguyện cung cấp chứng cứ, thông tin liên quan đến hành vi vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền trước đó chưa biết;
- Tác động tích cực của hành vi vi phạm đối với việc phát triển nền kinh tế;
- Các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Khoản 3 Nghị định số 116, các tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm các quy định về cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
- Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực;
- Thực hiện hành vi vi phạm sau khi nhận được quyết định không chấp thuận được hưởng miễn trừ hoặc quyết định bãi bỏ quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền;
- Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
- Sau khi thực hiện hành vi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
- Các tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

50. Như thế nào là vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực?
Theo quy định tại Điều 86 Nghị định số 116, vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực là trường hợp thực hiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.

51. Như thế nào là tái phạm trong cùng lĩnh vực?
Tái phạm trong cùng lĩnh vực là trường hợp đã bị xử lý vi phạm nhưng chưa hết thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành của quyết định xử lý mà lại có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực đã bị xử lý.

 

(Còn nữa)
[links()]

 


Ý kiến bạn đọc