Multimedia Đọc Báo in

Về Luật Biển Việt Nam năm 2012

11:04, 02/04/2013

Về Luật Biển Việt Nam năm 2012 ( phần tiếp):

12. Trong lãnh hải Việt Nam, khi nào thì việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài bị coi là gây hại?

Theo Luật, việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó có bất kỳ một trong số những hành vi:

- Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam hoặc của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hiệp quốc;

- Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;

- Thu thập thông tin gây thiệt hại hoặc tuyên truyền nhằm gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay hoặc phương tiện quân sự lên tàu thuyền; bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;

- Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển hoặc đánh bắt hải sản, nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;

- Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;

- Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

13. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam,  tàu thuyền nước ngoài có phải thực hiện nghĩa vụ gì không?

Theo Điều 24 của Luật, khi thực hiện quyền này, tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển; bảo vệ thiết bị, hệ thống bảo đảm hàng hải, đường dây cáp và ống dẫn; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, môi trường biển…

Riêng các tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm, khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện thêm một số quy định đặc thù nhằm bảo đảm an toàn an ninh, quốc phòng, môi trường biển của Việt Nam.

14. Đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, Nhà nước có những quyền gì?

Trong vùng này, Nhà nước có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác như đối với vùng đặc quyền kinh tế.

15. Các quyền của Nhà nước trong vùng đặc quyền kinh tế được quy định ra sao?

Trong vùng này, Nhà nước thực hiện các quyền sau:

- Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

- Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

- Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

16. Các quốc gia khác được thực hiện những quyền gì trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?

Trong vùng này, các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải, hàng không; đặt dây cáp, ống dẫn ngầm (phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam) và sử dụng biển hợp pháp theo quy định của Luật và các điều nước quốc tế mà nước ta là thành viên. Các quyền này được Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm thực hiện nhưng không được làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

Riêng việc thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được tham gia trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo quy định về chế độ pháp lý đối với thềm lục địa của Việt Nam.

(Còn nữa)

Trần Thiên Định


Ý kiến bạn đọc


(Video) Đắk Lắk – Phú Yên: Chủ động chuẩn bị cho việc sáp nhập tỉnh
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp đơn vị hành chính, Đắk Lắk và Phú Yên đang tiến hành công tác chuẩn bị cho việc sáp nhập tỉnh. Hội nghị giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy hai tỉnh được tổ chức tại Buôn Ma Thuột vào chiều 18/4 là một dấu mốc quan trọng trong quá trình này.