Tìm hiểu về Luật Xử lý vi phạm hành chính (Tiếp theo kỳ trước)
27. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có thẩm quyền như thế nào trong xử phạt vi phạm hành chính?
Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 2.500.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 2.500.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
28. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền như thế nào trong xử phạt vi phạm hành chính?
Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 50.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 50.000.000 đồng;
- Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
29. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền như thế nào trong xử phạt vi phạm hành chính?
Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 500.000 đồng.
30. Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền như thế nào trong xử phạt vi phạm hành chính?
Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 2.500.000 đồng.
31. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có thẩm quyền như thế nào trong xử lý vi phạm hành chính?
Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 25.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 25.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
32. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có thẩm quyền như thế nào trong xử lý vi phạm hành chính?
Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
33. Thẩm quyền của công chức Hải quan đang thi hành công vụ trong xử phạt vi phạm hành chính?
Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng.
34. Thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan trong xử phạt vi phạm hành chính?
Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
35. Trong xử phạt vi phạm hành chính, Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có thẩm quyền như thế nào?
Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng.
36. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có thẩm quyền như thế nào trong xử phạt vi phạm hành chính?
Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền 10.000.000 đồng.
(Còn nữa)
Đăng Hưng
Ý kiến bạn đọc