Multimedia Đọc Báo in

Tìm hiểu về Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

10:46, 02/10/2013

(Tiếp theo và hết)

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về công tác bồi thường:

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP, trong phạm vi địa phương mình quản lý, UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc giải quyết bồi thường.

- Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho các cán bộ thực hiện công tác giải quyết bồi thường.

- Theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc giải quyết bồi thường.

- Theo dõi, đôn đốc việc chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

- Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc địa phương do mình quản lý.

- Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tư pháp:

+ Đối với báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15 tháng 4 và trước ngày 15 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm (quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư số 03/2013/TT-BTP ngày 31-1-2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quản lý về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính).

+ Thời điểm lấy số liệu báo cáo: Báo cáo, thống kê 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến ngày 31 tháng 3 năm báo cáo; báo cáo, thống kê hàng năm tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm báo cáo (quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư số 03/2013/TT-BTP).

2. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có trách nhiệm:

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm của mình.

- Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường tại địa phương.

- Định kỳ 6 tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi thường trong phạm vi do mình quản lý, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND cấp tỉnh:

+ Đối với báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 10 tháng 4 và trước ngày 10 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm.

+ Thời điểm lấy số liệu báo cáo: Báo cáo, thống kê 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến ngày 31 tháng 3 năm báo cáo; báo cáo, thống kê hàng năm tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm báo cáo.

3. Trách nhiệm của UBND cấp huyện trong quản lý nhà nước về công tác bồi thường

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP, trong phạm vi địa phương mình quản lý, UBND cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc giải quyết bồi thường.

- Theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc giải quyết bồi thường.

- Theo dõi, đôn đốc việc chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

- Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các đơn vị do Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý và Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc địa phương do mình quản lý.

- Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường tại địa phương;

- Định kỳ sáu tháng và hàng năm thống kê, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi thường trong phạm vi do mình quản lý, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Đối với báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 10 tháng 4 và trước ngày 10 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm.

+ Thời điểm lấy số liệu báo cáo: Báo cáo, thống kê 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến ngày 31 tháng 3 năm báo cáo; báo cáo, thống kê hàng năm tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm báo cáo.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp trong việc tham mưu cho UBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác bồi thường

4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BTP-BNV ngày 19-10-2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác bồi thường trên phạm vi địa phương mình, cụ thể bao gồm:

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Đề xuất, trình UBND cấp tỉnh xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc chưa có sự thống nhất về việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho công chức thực hiện công tác bồi thường của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện.

- Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

- Theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan về bồi thường nhà nước do UBND cấp tỉnh giao.

- Định kỳ sáu tháng và hàng năm thống kê, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại địa phương trình UBND cấp tỉnh để báo cáo về Bộ Tư pháp trước ngày 15 tháng 4 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15 tháng 10 hàng năm đối với báo cáo hàng năm (được quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư số 03/2013/TT-BTP).

4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tư pháp

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BTP-BNV quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tư pháp trong việc tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về công tác bồi thường, bao gồm:

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Đề xuất, trình UBND cấp huyện xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc chưa có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các đơn vị do Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện việc giải quyết bồi thường;

- Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường;

- Theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật đối với trường hợp UBND cấp xã có trách nhiệm giải quyết bồi thường;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, tham mưu cho UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan về bồi thường nhà nước do UBND cấp huyện giao.

- Định kỳ sáu tháng và hàng năm thống kê, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại địa phương báo cáo UBND cấp huyện gửi Sở Tư pháp trước ngày 10 tháng 4 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 10 tháng 10 hàng năm đối với báo cáo hàng năm (được quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư số 03/2013/TT-BTP).


Ý kiến bạn đọc