Multimedia Đọc Báo in

Xây dựng nền nếp, nhìn từ việc mặc đồng phục

16:34, 14/04/2010

Mặc đồng phục đến trường học là một yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng nền nếp trong nhà trường và giáo dục lối sống cho học sinh.

Hiện nay, hầu hết học sinh trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc mặc đồng phục quần xanh, áo trắng khi đến trường. Nhưng một vài năm trở lại đây, các em học sinh cấp II có thêm một chiếc áo khoác được gắn lôgô hay tên trường, mang lại một điểm nhấn cho trang phục học đường. Một số trường đã chủ động lấy ý kiến của học sinh, các bậc phụ huynh về mẫu mã, kiểu cách của bộ đồng phục, và đề ra những nội quy đối với học sinh, theo đó kiểm tra, giám sát, đánh giá... là cả một quá trình để tạo thành nền nếp.Trường THCS Phan Chu Trinh (TP. Buôn Ma Thuột), là trường đi đầu trong việc thực hiện mặc áo khoác đồng phục đến trường. Thầy Lâm Duy Phong, Tổng Phụ trách đội nói: “Việc học sinh mặc áo khoác đồng phục giúp các em biết tự hào về ngôi trường mình theo học. Đồng thời, tạo thành nền nếp và sự nghiêm túc, các em đến trường hòa đồng, không phân biệt giàu, nghèo và chú tâm vào học tập”. Tiếp bước ngôi trường này, nhiều trường trên địa bàn tỉnh đã thiết kế trang phục tạo nên nét riêng cho trường, tuy nhiên mỗi trường có một màu sắc khác nhau để dễ phân biệt. Hầu hết các trường coi đó là một tiêu chí để đánh giá kỷ luật, đạo đức học sinh, vì thế việc kiểm tra trở nên nghiêm túc, khắt khe hơn. Để việc mặc đồng phục đạt hiệu quả tốt, mỗi trường đều thành lập đội cờ đỏ, hàng tuần được phân công trực và theo dõi sát sao giữa các lớp, từ đó đánh giá thi đua trong tuần. Khi được hỏi cảm nghĩ về việc mặc đồng phục đến trường mỗi ngày, em Hoàng Cao Cường, lớp 6E Trường THCS Trần Quang Diệu (xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) nói: “Em rất thích mặc đồng phục đến trường vì như thế giúp chúng em rèn luyện đạo đức, kỷ luật và tạo nên sự hòa đồng trong học tập”. Khi đã tạo dựng được thói quen mặc đồng phục cho học sinh, thì bất cứ là đi học chính thức hay học thêm các em cũng tự ý thực hiện.

Học sinh Trường THCS Phan Chu Trinh
Học sinh Trường THCS Phan Chu Trinh

Tuy nhiên, một vài trường hiện nay (đặc biệt là những trường THPT) có phong trào mỗi lớp tự thiết kế một kiểu trang phục, theo các em là “tạo dấu ấn riêng” cho lớp của mình. Một số bạn gái khi may áo dài còn “cách tân” theo sở thích, làm cho nét đẹp nguyên sơ trong tà áo dài dần biến mất. Số học sinh nam lại mặc những kiểu quần rất nhiều túi, hay đáy trễ… tới đầu gối đến trường. Thiết nghĩ, nếu cứ mặc cho các em thỏa sức sáng tạo và mặc những kiểu “thời trang” như thế đến trường, sẽ tạo nên một sự “bát nháo” trong trường học. Ban giám hiệu mỗi trường nên có ý kiến chỉ đạo cụ thể, để việc duy trì mặc đồng phục theo quy định được diễn ra nghiêm túc. Cùng với việc yêu cầu mặc đồng phục, các trường còn nghiêm cấm học sinh không được mặc quần Jeane, đi dép lê, nhuộm tóc hay để các kiểu tóc không phù hợp với lứa tuổi đến trường. Tất cả những quy định, yêu cầu đó tạo nên một môi trường nghiêm túc và lành mạnh trong học đường.
Hiệu quả của của công tác giáo dục, kiểm tra, đánh giá kỷ luật từ việc mặc đồng phục không chỉ dừng lại ở việc giáo dục nền nếp, tác phong cho học sinh trong nha trương, ma con co ý nghĩa trong việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ ngày nay. Và nó trở thành nếp văn hóa chung đối với tất cả trường học và là vẻ đẹp văn hóa học đường của người Việt ta.

Tô Ngọc

 


Ý kiến bạn đọc


Xem thêm

Nâng cánh ước mơ
15:47, 12/04/2010
Nâng cánh ước mơ
15:47, 12/04/2010
(Video) Đa dạng sinh kế để giảm nghèo bền vững
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai, nhân rộng nhiều mô hình phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu canh tác và thế mạnh của từng địa phương. Từ đó, giúp người dân giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.