Multimedia Đọc Báo in

Ra quân phòng chống ma tuý học đường

09:10, 20/06/2010

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Toàn ngành giáo dục phải phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu không để thầy cô giáo, học sinh, sinh viên nào mắc phải tệ nạn ma túy...

Phát biểu tại lễ ra quân thực hiện Chương trình hành động phòng, chống ma túy trong học đường do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và UBND tỉnh Nam Định phối hợp tổ chức, ngày 19-6, tại thành phố Nam Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh: Các cháu học sinh, sinh viên phải hiểu rõ: ma túy là hiểm họa, nguy cơ diệt vong của xã hội gắn với sự tan vỡ gia đình. Toàn ngành giáo dục phải phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu không để thầy cô giáo, học sinh, sinh viên nào mắc phải tệ nạn ma túy...

Ảnh minh họa
Tính đến cuối năm 2009, cả nước còn trên 146.000 người nghiện ma túy, trong đó có tới gần 70% là thanh niên. Ma túy có mối liên hệ chặt chẽ với đại dịch HIV/AIDS. Ước tính, 60% trong tổng số trường hợp nhiễm HIV mới ở Việt Nam là đối tượng tiêm chích ma túy, trong đó cứ 160 người bị nhiễm HIV/AIDS có tới 50% số người ở lứa tuổi từ 20-29...

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng yêu cầu, thời gian tới, ngành giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy trong học đường. Tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phối hợp chặt chẽ với các nhà trường, đa dạng hóa các hình thức hoạt động; nhân rộng các mô hình phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên; thực hiện phương châm “mỗi đoàn viên, mỗi học sinh, sinh viên là một tuyên truyền viên tích cực về phòng, chống ma túy”. Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy để ngăn chặn ma túy xâm nhập học đường, trong đó phải thực hiện tốt công tác quản lý học sinh, sinh viên...

Hiện nay, cả nước có trên 20 triệu học sinh, sinh viên, chiếm khoảng 25% dân số. Đây là đối tượng dễ bị tác động và ảnh hưởng bởi ma túy. Tệ nạn ma túy luôn tiềm ẩn yếu tố sẵn sàng xâm nhập vào học đường nếu như các cấp chính quyền, gia đình, nhà trường không có các biện pháp can thiệp hiệu quả, quyết liệt và tích cực. Tính từ năm 2006 đến nay, số học sinh, sinh viên có sử dụng ma túy liên tục tăng, giảm, cho thấy công tác phòng, chống ma túy trong học đường vẫn chưa vững chắc.

 

Theo TTXVN


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.