Multimedia Đọc Báo in

H’Nôl Bkông - bông hoa nhỏ của buôn làng

11:35, 25/08/2010

Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, gồm 5 thành viên sống trong căn nhà tuềnh toàng, mẹ ốm đau liên miên, ý thức được điều đó H’Nôl Bkông lớp 7A, Trường THCS Hồ Tùng Mậu (huyện Buôn Đôn) luôn cố gắng chăm chỉ học tập và làm mọi việc để đỡ đần cho cha mẹ.

Hơn 4 năm nay, vào mùa làm nương, cha mẹ thường để em phải tự ở nhà một mình (vì rẫy xa nên phải ở lại 1 đến 2 tuần mới về), với bộn bề những công việc quá sức với lứa tuổi. H’Nôl tâm sự: “Thời gian đầu chưa quen, em phải “đánh vật” với nó, nhưng giờ làm việc nhà với em là niềm vui lớn”. Vào những ngày mùa bận rộn, em cũng tranh thủ lên nương cùng cha mẹ vào ngày nghỉ. Hình ảnh cô bé ngày ngày vẫn chẻ củi, gùi nước đã rất quen thuộc và khiến hàng xóm phải nể phục, ai cũng lấy đó là tấm gương để dạy bảo con cái mình. “H’Nôl là một đứa con ngoan, trò giỏi lại biết cách làm vui lòng cha mẹ, rất khó tìm một người con ngoan như vậy”, chị H’lic Niê nhận xét. 

H'Nôl Bkông trong căn nhà tuềnh toàng.
H'Nôl Bkông trong căn nhà tuềnh toàng.

Phải tự chăm sóc bản thân, quán xuyến nhà cửa nhưng không vì thế mà em xao nhãng việc học. Em luôn sắp xếp góc học tập rất gọn gàng, ngăn nắp cộng với phương pháp học tập khoa học (đọc trước bài mới, nắm chắc kiến thức ngay trên lớp và bài tập liên quan ngay khi học xong), nên việc học của em khá nhẹ nhàng, liên tục 6 năm liền là học sinh giỏi. H’Nôl cho biết, ngoài việc tự học em còn thường xuyên tổ chức thành nhóm bạn để học tập, bởi đó cũng là một phương pháp học rất tốt vì kiến thức bạn này sẽ bổ trợ giúp bạn khác. Ước mơ lớn nhất của em là cố gắng học thật giỏi để trở thành một bác sĩ, em giãi bày: “Mỗi lần chứng kiến cảnh mẹ ốm nằm liệt giường em rất thương, em tự nhủ rằng mình phải cố gắng học thật giỏi để mai này giúp đỡ cho cha mẹ”.

Tô Ngọc

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Pắc: Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới
Tại huyện Krông Pắc, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai đã tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung.