Multimedia Đọc Báo in

Học thật giỏi để mẹ vui lòng

07:22, 27/08/2010

Đó là em Nguyễn Thị Bông, học sinh lớp 9, Trường THCS Lê Đình Chinh, huyện Ea Súp. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại thôn 11, xã Ea Rok (Ea Súp), bố em mất cách đây 2 năm do tai nạn lao động, mẹ lại hay đau ốm vì bệnh thiếu máu não nên không làm được những việc nặng nhọc. Kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào lúa cằn cỗi vì thiếu người chăm sóc, trong khi đó một mình mẹ phải nuôi cả 7 chị em Bông ăn học, hoàn cảnh gia đình vắng đi bóng dáng người cha, đã khó khăn lại càng thêm chồng chất.

Những lúc rảnh việc nhà, Bông thường tranh thủ ngồi học bài.
Những lúc rảnh việc nhà, Bông thường tranh thủ ngồi học bài.
Thương mẹ sớm hôm vất vả, chị em Bông chỉ còn cách bảo ban nhau cố gắng học tập thật tốt để mẹ vui lòng. Tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các chị lớn đều phải vừa học vừa kiếm việc làm thêm để mua sách vở học và phần nào phụ giúp cho các em. Là em thứ 5 trong nhà, Bông thường được các chị động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để có thời gian học tập ở nhà nhiều hơn, ít phải ra đồng giúp mẹ làm ruộng. Không phụ lòng gia đình, suốt 8 năm qua, Bông luôn đạt học sinh chăm ngoan học giỏi, đồng thời, còn là một đội viên gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào của trường, lớp nên được bạn bè nể trọng, thầy cô yêu mến. Bông cho biết, với em, tự học là chính, những bài tập nào khó thì trao đổi cùng bạn bè, hoặc không ngại hỏi các thầy, cô. Ngoài những buổi học trên lớp, ở nhà Bông thường giúp mẹ nấu cơm, giặt giũ, và tranh thủ ôn tập bài vở những lúc rảnh rỗi. Em tâm sự: “Mặc dù nhà nghèo, nhưng em vẫn là người may mắn hơn nhiều bạn cùng trang lứa khác không được đến trường. Vì thế em phải cố gắng chăm học hơn nữa để làm vui lòng gia đình và thầy cô”.

 

Lê Thành

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Pắc: Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới
Tại huyện Krông Pắc, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai đã tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung.