Multimedia Đọc Báo in

Cô bé mồ côi thi đỗ đại học

08:47, 08/09/2010

Những ngày này, Nguyễn Thị Mơ, thôn 4A, xã Cư Kbang (Ea Súp) đang chuẩn bị hành lý để nhập học tại khoa Sư phạm Toán, Trường Đại học Quy Nhơn. Cùng với niềm vui đỗ đại học, Mơ cũng canh cánh nỗi lo: với hoàn cảnh khó khăn này liệu em có thể bước tiếp trên con đường học hành sắp tới?

Gia đình Mơ chỉ còn có 3 chị em. Năm 1993, khi Mơ vừa tròn 2 tuổi, mẹ em mất, rồi 4 năm sau, người cha cũng ra đi, bỏ lại 3 người con côi cút. Khi đó, anh chị Mơ không thể nuôi được em nên phải gửi Mơ cho người dì ruột. Năm 1999, khi chị gái của Mơ là Vũ Thị Hằng xin được vào làm giáo viên ở Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Cư Kbang (Ea Súp), Mơ mới được chị đón từ quê Đô Lương, Nghệ An vào sống cùng. Đồng lương giáo viên ít ỏi, chị Hằng vừa phải nuôi con gái nhỏ vừa phải nuôi em ăn học nên cuộc sống gia đình rất khó khăn. Mấy mẹ con, dì cháu sống kham khổ trong căn nhà tuềnh toàng diện tích chỉ trên 10m2, cách trung tâm thị trấn 15 km đường chằng chịt ổ gà, ổ voi. Bù lại công chăm sóc dạy dỗ của người chị, Mơ học tập rất chăm chỉ. Học xong THCS, Mơ đã thi đỗ vào Trường THPT dân tộc nội trú N’Trang Lơng. Nhiều năm học, Mơ đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến với rất nhiều giấy khen. Kỳ thi đại học năm nay, Mơ đã thi đỗ vào khoa Sư phạm Toán, Trường Đại học Quy Nhơn.

Vui mừng vì em gái đỗ đại học nhưng chị Vũ Thị Hằng cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng bởi với hoàn cảnh khó khăn hiện tại, chị cũng chưa biết làm thế nào để nuôi em suốt 4 năm học sắp tới. Bà con hàng xóm hay tin Mơ đỗ đại học đến chia vui cùng gia đình, thông cảm với hoàn cảnh đáng thương của chị em Mơ cũng chỉ biết động viên Mơ cố gắng vượt qua khó khăn để học tập tốt.

 

Phan Ba

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Pắc: Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới
Tại huyện Krông Pắc, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai đã tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung.