Vụ ám sát Hítle và cái chết của trùm phát xít
14:40, 11/06/2010
Lúc 12 giờ 30 phút ngày 30-7-1944, trong đại bản doanh quân Đức ở Resđenbuốc, Hítle đang cùng các tướng lĩnh cao cấp tiến hành cuộc hội nghị quân sự rất quan trọng. Phòng hội nghị là một căn nhà gỗ nhỏ, vì thời tiết nóng bức, nên các cửa sổ đều mở.
5 phút sau khi hội nghị bắt đầu, một sĩ quan trẻ tuổi tên là Stôphan Begơ bước vào phòng họp. Anh là tham mưu trưởng Bộ Tổng tư lệnh quân đồn trú trong nước. Anh tuân lệnh cấp trên, đến đại bản doanh để báo cáo với nguyên thủ quốc gia (Hítle) tình hình sư đoàn bộ binh mới thành lập. Anh đến phía bên phải chỗ ngồi của Hítle, để chiếc cặp da lên sàn nhà dưới chiếc bàn gỗ, cách Hítle ba người.
Khi ấy, Cục trưởng tác chiến Bộ Tư lệnh lục quân đang báo cáo tình hình mặt trận Xô – Đức. Stôphan Begơ nghe một lúc, rồi nói nhỏ với người bên cạnh: “Tôi đi gọi điện thoại, xin lưu ý chiếc cặp da của tôi, trong đó có văn kiện cơ mật”. Nói xong, Begơ rời khỏi bàn hội nghị.
Khi Begơ rời khỏi phòng hội nghị được mấy chục mét thì một tiếng nổ rất lớn vang lên. Khói bụi mù mịt, mảnh vụn bay tứ tung. Tất cả náo loạn, Trưởng quan đại bản doanh Caiten lao ra khỏi phòng họp, hét lên: “Có kẻ hành thích”. Phút chốc, lính gác cửa và đội bảo vệ xông vào…
Hóa ra, thích khách đó chính là viên sĩ quan trẻ tuổi Begơ. Xuất thân từ gia đình quý tộc, sau khi đại chiến bắt đầu, Begơ đã từng làm việc ở Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh lục quân. Khi ấy, sĩ quan lục quân, nhất là các tướng lĩnh cao cấp, hầu như toàn bộ đều là quân nhân chuyên nghiệp, xuất thân quý tộc. Họ tuy ủng hộ chính sách xâm lược của Hítle, nhưng thấy vô cùng bất mãn và chán ghét việc lộng hành ngang ngược của phe đảng Quốc xã của Hítle, nhất là việc mạo hiểm nóng vội về quân sự của y. Mùa hè năm 1944, quân Đức liên tiếp thất bại trên các chiến trường, tình cảm của nước Đức cứ khốn khó dần, còn Hítle bất chấp sự khuyên ngăn của các tướng lĩnh, càng tự ý lộng hành hơn. Thế là một số tướng lĩnh quyết định loại trừ Hítle, thực hiện kế hoạch sẽ tiếp quản chính quyền, thành lập tổ chức chính quyền do tướng Bêch và tiến sĩ Gơđơlơ đứng đầu, chịu trách nhiệm đàm phán và ký hòa ước với các nước Đồng minh chống phát xít. Tham gia hành động mưu sát này, ngoài Bêch và Gơđơrơ, còn có tướng Ônpơ, Tổng Tư lệnh quân bố phòng trong nước; tướng Fersaibe, Cục trưởng thông tin Bộ Thống soái lục quân, và tướng Has, Tư lệnh phòng thủ Béclin, trách nhiệm thực hiện ám sát do một mình sĩ quan trẻ Begơ đảm nhận.
Khi ra khỏi phòng, nghe tiếng nổ, Begơ lập tức lên ôtô, trà trộn luồn qua các đồn bảo vệ, lao thẳng ra sân bay về đại bản doanh của nơi vạch ra âm mưu bí mật, tức Bộ Tổng tư lệnh quân bố phòng trong nước ở Béclin.
Vụ mưu sát không thành, chỉ bốn tên phát xít chết ngay tại chỗ. Hítle bị thương nhẹ ở vai phải.
Hítle tức tối, điên cuồng trả thù. Hầu hết những người âm mưu ám sát Hítle bị trừng trị thẳng tay. Lấy cớ từ vụ này, Hítle thanh toán luôn những ai không ăn cánh với hắn. Cuối cùng, 5.000 người bị giết, khoảng 10.000 người bị đưa vào trại tập trung. Trong đám tướng lĩnh bị giết, ngoài Bếch, Gơlơđơ, Begơ, còn có Nguyên soái khét tiếng một thời Visơlơben, Nguyên soái Cơluyơ, tướng Hás, tướng Ferchibel, tướng Vacna, tướng Frum… Có lẽ đắng cay nhất là số phận của nguyên soái Rommen.
Rommen được mệnh danh là “con cáo sa mạc”, vốn là nguyên soái trẻ nhất của nước Đức Quốc xã, rất được Hítle tin dùng, được bổ nhiệm làm Tư lệnh tối cao quân thiết giáp ở châu Phi. Giống như nhiều tướng lĩnh cao cấp khác, Rommen bất mãn với việc liều lĩnh nôn nóng và chuyên quyền độc đoán của Hítle, có điều Rommen không chủ trương dùng thủ đoạn mưu sát. Khi xảy ra vụ mưu sát, Rommen đang nằm điều trị vết thương tại bệnh viện. Hítle biết Rommen muốn phản bội mình nên đã lập mưu để lực lượng Giétapơ đưa ra một danh sách kẻ chóp bu cầm đầu vụ mưu sát, trong đó có ghi rõ dự kiến Rommen sẽ làm “Tổng thống” khi không còn Hítle.
Hai viên tướng của Hítle đến châu Phi, yêu cầu Rommen uống thuốc độc tự tử, còn không thì sẽ ra tòa… Rồi có thông báo Rommen chết, với lý do ốm bệnh. Hítle, Gơring, Gơben gửi điện “chia buồn” và cho tổ chức lễ tang trọng thể.
Hítle thoát chết trong vụ mưu sát trưa ngày 20-7-1944. Nhưng những kẻ tàn bạo như hắn, như bọn trùm sỏ Đảng Quốc xã thì làm sao thoát khỏi đòn trừng trị của lịch sử.
5 phút sau khi hội nghị bắt đầu, một sĩ quan trẻ tuổi tên là Stôphan Begơ bước vào phòng họp. Anh là tham mưu trưởng Bộ Tổng tư lệnh quân đồn trú trong nước. Anh tuân lệnh cấp trên, đến đại bản doanh để báo cáo với nguyên thủ quốc gia (Hítle) tình hình sư đoàn bộ binh mới thành lập. Anh đến phía bên phải chỗ ngồi của Hítle, để chiếc cặp da lên sàn nhà dưới chiếc bàn gỗ, cách Hítle ba người.
Khi ấy, Cục trưởng tác chiến Bộ Tư lệnh lục quân đang báo cáo tình hình mặt trận Xô – Đức. Stôphan Begơ nghe một lúc, rồi nói nhỏ với người bên cạnh: “Tôi đi gọi điện thoại, xin lưu ý chiếc cặp da của tôi, trong đó có văn kiện cơ mật”. Nói xong, Begơ rời khỏi bàn hội nghị.
Khi Begơ rời khỏi phòng hội nghị được mấy chục mét thì một tiếng nổ rất lớn vang lên. Khói bụi mù mịt, mảnh vụn bay tứ tung. Tất cả náo loạn, Trưởng quan đại bản doanh Caiten lao ra khỏi phòng họp, hét lên: “Có kẻ hành thích”. Phút chốc, lính gác cửa và đội bảo vệ xông vào…
Hóa ra, thích khách đó chính là viên sĩ quan trẻ tuổi Begơ. Xuất thân từ gia đình quý tộc, sau khi đại chiến bắt đầu, Begơ đã từng làm việc ở Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh lục quân. Khi ấy, sĩ quan lục quân, nhất là các tướng lĩnh cao cấp, hầu như toàn bộ đều là quân nhân chuyên nghiệp, xuất thân quý tộc. Họ tuy ủng hộ chính sách xâm lược của Hítle, nhưng thấy vô cùng bất mãn và chán ghét việc lộng hành ngang ngược của phe đảng Quốc xã của Hítle, nhất là việc mạo hiểm nóng vội về quân sự của y. Mùa hè năm 1944, quân Đức liên tiếp thất bại trên các chiến trường, tình cảm của nước Đức cứ khốn khó dần, còn Hítle bất chấp sự khuyên ngăn của các tướng lĩnh, càng tự ý lộng hành hơn. Thế là một số tướng lĩnh quyết định loại trừ Hítle, thực hiện kế hoạch sẽ tiếp quản chính quyền, thành lập tổ chức chính quyền do tướng Bêch và tiến sĩ Gơđơlơ đứng đầu, chịu trách nhiệm đàm phán và ký hòa ước với các nước Đồng minh chống phát xít. Tham gia hành động mưu sát này, ngoài Bêch và Gơđơrơ, còn có tướng Ônpơ, Tổng Tư lệnh quân bố phòng trong nước; tướng Fersaibe, Cục trưởng thông tin Bộ Thống soái lục quân, và tướng Has, Tư lệnh phòng thủ Béclin, trách nhiệm thực hiện ám sát do một mình sĩ quan trẻ Begơ đảm nhận.
Khi ra khỏi phòng, nghe tiếng nổ, Begơ lập tức lên ôtô, trà trộn luồn qua các đồn bảo vệ, lao thẳng ra sân bay về đại bản doanh của nơi vạch ra âm mưu bí mật, tức Bộ Tổng tư lệnh quân bố phòng trong nước ở Béclin.
Vụ mưu sát không thành, chỉ bốn tên phát xít chết ngay tại chỗ. Hítle bị thương nhẹ ở vai phải.
Hítle tức tối, điên cuồng trả thù. Hầu hết những người âm mưu ám sát Hítle bị trừng trị thẳng tay. Lấy cớ từ vụ này, Hítle thanh toán luôn những ai không ăn cánh với hắn. Cuối cùng, 5.000 người bị giết, khoảng 10.000 người bị đưa vào trại tập trung. Trong đám tướng lĩnh bị giết, ngoài Bếch, Gơlơđơ, Begơ, còn có Nguyên soái khét tiếng một thời Visơlơben, Nguyên soái Cơluyơ, tướng Hás, tướng Ferchibel, tướng Vacna, tướng Frum… Có lẽ đắng cay nhất là số phận của nguyên soái Rommen.
Rommen được mệnh danh là “con cáo sa mạc”, vốn là nguyên soái trẻ nhất của nước Đức Quốc xã, rất được Hítle tin dùng, được bổ nhiệm làm Tư lệnh tối cao quân thiết giáp ở châu Phi. Giống như nhiều tướng lĩnh cao cấp khác, Rommen bất mãn với việc liều lĩnh nôn nóng và chuyên quyền độc đoán của Hítle, có điều Rommen không chủ trương dùng thủ đoạn mưu sát. Khi xảy ra vụ mưu sát, Rommen đang nằm điều trị vết thương tại bệnh viện. Hítle biết Rommen muốn phản bội mình nên đã lập mưu để lực lượng Giétapơ đưa ra một danh sách kẻ chóp bu cầm đầu vụ mưu sát, trong đó có ghi rõ dự kiến Rommen sẽ làm “Tổng thống” khi không còn Hítle.
Hai viên tướng của Hítle đến châu Phi, yêu cầu Rommen uống thuốc độc tự tử, còn không thì sẽ ra tòa… Rồi có thông báo Rommen chết, với lý do ốm bệnh. Hítle, Gơring, Gơben gửi điện “chia buồn” và cho tổ chức lễ tang trọng thể.
Hítle thoát chết trong vụ mưu sát trưa ngày 20-7-1944. Nhưng những kẻ tàn bạo như hắn, như bọn trùm sỏ Đảng Quốc xã thì làm sao thoát khỏi đòn trừng trị của lịch sử.
Hồng quân cắm quốc kỳ Liên Xô lên mái vòm Reichtag vào sáng sớm 1-5-1945. (Ảnh: T.L) |
Từ ngày 16-4-1945, chiến dịch tổng công kích vào Béclin của Hồng quân Liên Xô bắt đầu. Ngày 25-4, Béclin bị bao vây và Hồng quân tiến công mãnh liệt vào thành phố. Hítle hoảng hốt gọi viện binh khắp nơi đến cứu nguy, nhưng đều vô hiệu. Nội bộ các nhân vật chóp bu của Đảng Quốc xã đã thật sự rối loạn. Tư lệnh không quân Gơrinh trốn khỏi Béclin, rồi từ Sansbuốc gửi điện cho Hítle, y tuyên bố “sẽ tiếp quản toàn bộ quyền lãnh đạo quốc gia”. Còn trùm mật vụ Giéctapô Himle, cũng trốn khỏi Béclin và ráo riết thực hiện âm mưu giảng hòa riêng với Anh – Mỹ. Hítle chỉ biết phẫn uất lồng lộn trong cơn tuyệt vọng.
Khi đạn pháo của Hồng quân dồn dập rơi trên hầm trú ẩn, Hítle biết giờ tận số của mình đã tới.
Đến ngày 2-5, tại Mátxcơva, Bộ Chỉ huy tối cao của Hồng quân nhận được tin chiến dịch Béclin kết thúc, sự kháng cự của quân Đức đã bị đập tan, nhưng chưa một đơn vị Hồng quân nào tìm thấy tung tích của những tên thủ lĩnh Đức Quốc xã, kể cả Hítle. Thực ra những thủ lĩnh chóp bu của Đức Quốc xã đều đã tự sát, sau đó đều bị đốt cháy trong khu vực có ngôi nhà màu sẫm – văn phòng đế chế Hítle.
Ngày 30-4, tổ trinh sát Hồng quân do Climencô chỉ huy, thuộc Quân đoàn bộ binh 79, Tập đoàn quân xung kích 3, đã cùng với các phân đội tiến công vào văn phòng đế chế nằm sâu dưới lòng đất. Tại đây, Climencô xác định được vợ chồng Hítle, vợ chồng và sáu đứa con của Gơben đã tự sát… Việc xác định chính xác cái chết của Hítle không có gì khó khăn, bởi có nhiều tù binh Đức đã từng phục vụ Hítle tại văn phòng đế chế, họ thuật lại từng sự kiện vừa xảy ra. Trong đám tù binh này, có Đô đốc hải quân Đenit là người được Hítle quyết định “Thừa kế” chức vụ Quốc trưởng; Snâyđe, đội trưởng nhà xe văn phòng đế chế; Langhe, người nấu bếp; và Xien, chủ nhiệm các cơ quan kể thuật văn phòng đế chế. Đặc biệt hơn hết là tù binh Glin, đội trưởng đội bảo vệ Hítle.
Glin thuật lại: Hítle ẩn nấp trong hầm ngầm sâu 50 thước Anh. Ngày 29-4, y để lại di chúc và tối hôm ấy làm lễ cưới với người tình (cũng là thư ký) Eva Braun. Hítle nói với Glin: “Anh đi chuẩn bị hai chiếc chăn len và đổ một số xăng đủ thiêu cháy hai xác chết vào phòng ngủ của tôi. Tôi và Eva sẽ tự sát tại đây. Anh lấy chăn len gói thi hài lại, rồi mang lên thiêu ở vườn hoa…”.
Khoảng 3 giờ chiều ngày 30-4, Hítle tự tử bằng khẩu súng ngắn cỡ nòng 7,65 li. Eva uống loại thuốc độc cực mạnh Xianuakali. Glin gói thi thể Hítle, Eva vào tấm thảm, đưa ra khỏi hầm ngầm, đặt vào một hố nhỏ ở vườn hoa văn phòng đế chế, tưới xăng lên đốt.
Tổ trinh sát Climencô tìm thấy trong một cái hố tại vườn hoa văn phòng đế chế xác một đàn ông, một đàn bà và xác hai con chó bị đốt cháy. Hai xác chết bị cháy thui không còn nhận ra chẳng phải là ai khác, mà chính là Hítle và Eva Braun. Xác của hai con chó cũng được các tù binh từng hầu hạ Hítle nhận dạng, đó là những con chó riêng của Hítle, bị chết bởi chất độc Xianuakali.
Khi đạn pháo của Hồng quân dồn dập rơi trên hầm trú ẩn, Hítle biết giờ tận số của mình đã tới.
Đến ngày 2-5, tại Mátxcơva, Bộ Chỉ huy tối cao của Hồng quân nhận được tin chiến dịch Béclin kết thúc, sự kháng cự của quân Đức đã bị đập tan, nhưng chưa một đơn vị Hồng quân nào tìm thấy tung tích của những tên thủ lĩnh Đức Quốc xã, kể cả Hítle. Thực ra những thủ lĩnh chóp bu của Đức Quốc xã đều đã tự sát, sau đó đều bị đốt cháy trong khu vực có ngôi nhà màu sẫm – văn phòng đế chế Hítle.
Ngày 30-4, tổ trinh sát Hồng quân do Climencô chỉ huy, thuộc Quân đoàn bộ binh 79, Tập đoàn quân xung kích 3, đã cùng với các phân đội tiến công vào văn phòng đế chế nằm sâu dưới lòng đất. Tại đây, Climencô xác định được vợ chồng Hítle, vợ chồng và sáu đứa con của Gơben đã tự sát… Việc xác định chính xác cái chết của Hítle không có gì khó khăn, bởi có nhiều tù binh Đức đã từng phục vụ Hítle tại văn phòng đế chế, họ thuật lại từng sự kiện vừa xảy ra. Trong đám tù binh này, có Đô đốc hải quân Đenit là người được Hítle quyết định “Thừa kế” chức vụ Quốc trưởng; Snâyđe, đội trưởng nhà xe văn phòng đế chế; Langhe, người nấu bếp; và Xien, chủ nhiệm các cơ quan kể thuật văn phòng đế chế. Đặc biệt hơn hết là tù binh Glin, đội trưởng đội bảo vệ Hítle.
Glin thuật lại: Hítle ẩn nấp trong hầm ngầm sâu 50 thước Anh. Ngày 29-4, y để lại di chúc và tối hôm ấy làm lễ cưới với người tình (cũng là thư ký) Eva Braun. Hítle nói với Glin: “Anh đi chuẩn bị hai chiếc chăn len và đổ một số xăng đủ thiêu cháy hai xác chết vào phòng ngủ của tôi. Tôi và Eva sẽ tự sát tại đây. Anh lấy chăn len gói thi hài lại, rồi mang lên thiêu ở vườn hoa…”.
Khoảng 3 giờ chiều ngày 30-4, Hítle tự tử bằng khẩu súng ngắn cỡ nòng 7,65 li. Eva uống loại thuốc độc cực mạnh Xianuakali. Glin gói thi thể Hítle, Eva vào tấm thảm, đưa ra khỏi hầm ngầm, đặt vào một hố nhỏ ở vườn hoa văn phòng đế chế, tưới xăng lên đốt.
Tổ trinh sát Climencô tìm thấy trong một cái hố tại vườn hoa văn phòng đế chế xác một đàn ông, một đàn bà và xác hai con chó bị đốt cháy. Hai xác chết bị cháy thui không còn nhận ra chẳng phải là ai khác, mà chính là Hítle và Eva Braun. Xác của hai con chó cũng được các tù binh từng hầu hạ Hítle nhận dạng, đó là những con chó riêng của Hítle, bị chết bởi chất độc Xianuakali.
Nguyễn Trúc
Nguồn:
-Bộ Tổng tham mưu Xô-viết trong chiến tranh. Tác giả: Đại tướng X.Stêmencô. NXB Tiến Bộ, Mátxcơva. 1985. Quyển hai (bảng tiếng Việt), xem từ trang 492 đến 516.
-Thế giới 5000 năm. Nhiều tác giả. NXB văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001. xem từ trang 783 đến 786
Ý kiến bạn đọc