Multimedia Đọc Báo in

Trở về nguồn cội

10:54, 12/04/2011

10-3 âm lịch, một dấu ấn thiêng liêng của lịch sử, một ngày trọng đại đối với lớp lớp thế hệ con cháu Lạc Hồng: Lễ hội Đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương. Từ mọi miền đất nước, mỗi người dâng nén hương lòng tưởng nhớ tổ tiên, trải lòng mình tìm về nguồn cội.
 

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tỉnh Phú Thọ tổ chức hoàn toàn theo nghi thức truyền thống. Ngày đầu tiên cúng Cha, cúng Mẹ (6-3 âm lịch), người dân xã Hy Cương nằm ngay chân núi Hùng theo phong tục "con trưởng tạo lệ" đã huy động tới hơn 1.000 người mang sắc phục truyền thống, cờ quạt, trống, mõ đi theo hàng nghi lễ từ thôn Cổ Tích lên Khu di tích Đền Hùng dâng hương tiên tổ. Cùng thời khắc này, tại nhiều làng, xã có kiệu cổ như Hùng Lô (cách Đền Hùng 10km), Thụy Vân… già trẻ, trai gái cũng trống kèn rộn rã rước kiệu. 13 quận, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đều có 13 chiếc kiệu, 13 đoàn rước, 13 mâm lễ vật dâng các vua Hùng.

Ngoài Khu di tích Đền Hùng, tín ngưỡng thờ Hùng Vương còn đậm đặc ở vùng phụ cận. Cách Đền Hùng khoảng 7km về phía Tây Nam, xã Thanh Đình còn lưu giữ rõ nét tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, thờ lúa, thờ thần nông nghiệp và nhân thần có công với nước qua các lễ hội như: "Lễ rước giải", rước "ông khiu bà khiu", "lễ tế thánh", lễ "hú cờ"...

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay còn vô cùng đặc biệt bởi hai di sản đặc trưng của đất này là "Hát Xoan" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" đang trên lộ trình chinh phục các danh hiệu Di sản Văn hóa thế giới.

Với "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương", hồ sơ ứng cử là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại đã tới UNESCO từ ngày 29-3 và đang trong vòng xét duyệt đầu tiên. Hiện cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Hùng Vương, lạc hầu, lạc tướng…

Hát Xoan còn có tên “Khúc môn đình”, là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Phú Thọ là vùng đất gốc nơi phát tích hát Xoan. Đây là một loại hình dân ca lễ nghi, phong tục gắn với hội mùa, thờ thành hoàng, có hình thức nghệ thuật đa yếu tố, gồm cả nhạc, hát, múa, nằm trong thành phần các trò diễn hội làng. Hiện hồ sơ hát Xoan đã đến vòng thẩm định cuối cùng của UNESCO.

Đ.T

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.