Multimedia Đọc Báo in

Học kỳ trên biển

22:42, 11/10/2011
Kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2011), Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức “Hành trình theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển - Học kỳ trên biển”.
Ảnh: T.L
Ảnh: T.L

Hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên cả nước về lịch sử dân tộc, truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam và những chiến công huyền thoại của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển; khơi dậy lòng tự hào, cổ vũ động viên thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, giữ vững tinh thần độc lập, ý chí tự cường, tích cực đóng góp công sức, trí tuệ vào công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Tham dự Hành trình "Theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển - Học kỳ trên biển" có 148 đại biểu gồm lãnh đạo Trung ương Đoàn, lãnh đạo Quân chủng Hải quân, cán bộ, đoàn viên thanh niên tiêu biểu, cựu chiến binh Đoàn tàu không số, các văn nghệ sĩ, chuyên gia, phóng viên báo chí và cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân.

Hành trình diễn ra trong 18 ngày, khởi hành từ ngày 5-10-2011 tại bến K20 Đồ Sơn, Hải Phòng, đi theo dấu tích tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển năm xưa, dừng chân tại 6 bến bãi nơi các đoàn tàu không số từng cập bến (bến Sông Gianh, Quảng Bình; Bến Sa Kỳ, Quảng Ngãi; Bến Vũng Rô, Phú Yên; Bến Lộc An, Bà Rịa Vũng Tàu; Bến Thạnh Phong, Bến Tre; Bến Vàm Lũng, Cà Mau) và kết thúc hành trình vào ngày 22-10 tại Lữ đoàn 125 hải quân, Cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh.

Tại mỗi điểm dừng chân, thành viên đoàn hành trình sẽ tham gia “Ngày hội Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” do các tỉnh, thành Đoàn tổ chức; thăm hỏi, động viên, trao tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, quà cho cựu thủy thủ Đoàn tàu không số và 200 suất học bổng “Sức sống biển đảo" cho con em cựu chiến binh và cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 125; giao lưu văn nghệ, thể dục - thể thao với các đơn vị Hải quân nơi tàu hành trình dừng chân.

Theo Vietnamnet


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.