Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Khai quật được 615 hiện vật gốc là phế tích kiến trúc Chăm

13:59, 22/10/2019

Bảo tàng tỉnh vừa tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học tại thôn 2, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông. Theo đó, từ ngày 20-3-2019 – 29-4-2019, các cơ quan chức năng đã khai quật được 615 hiện vật gốc chủ yếu là gạch và gốm (321 mảnh gốm; 39 viên gạch lành; 261 viên gạch vỡ) bước đầu nhận định có thể đây là một phế tích kiến trúc Chăm được xây dựng trong lịch sử vùng đất.

Vị trí phế tích kiến trúc Chăm nằm gọn trong khuôn viên đất của nhà ông Nguyễn Vĩnh Thành ở thôn 2, xã Hòa Sơn, tiếp giáp với mặt đường liên thôn. Phía đông là hồ nước tự nhiên rộng khoảng 4-5 ha (cách phế tích khoảng 50 m). Xung quanh di tích là nhà dân đã được xây dựng kiên cố.

Hình ảnh một số hiện vật sau khi khai quật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.
Hình ảnh một số hiện vật sau khi khai quật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.

Nhận định ban đầu của cơ quan nghiên cứu, kiến trúc này được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV - XV là phù hợp. Trong giai đoạn lịch sử này, trước và sau khi vùng đất ViJaya (Bình Định) sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt thì một bộ phận người Chăm dần di cư về phía Nam và lên Tây Nguyên, có thể họ đã để lại dấu vết một cơ sở tín ngưỡng khi định cư trên vùng đất này.

trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho gia đình ông Nguyễn Vĩnh Thành
Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, thể thao & Du lịch trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ông Nguyễn Vĩnh Thành.

Hiện tại, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đang nghiên cứu, xem xét việc tổ chức trưng bày, giới thiệu, giáo dục và tuyên truyền cho nhân dân, khách tham quan trong tỉnh cũng như cả nước và bạn bè quốc tế có thêm những hiểu biết về lịch sử xa xưa của vùng đất Đắk Lắk giàu bản sắc.

Dịp này, Bảo tàng tỉnh đã trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh tặng gia đình ông Nguyễn Vĩnh Thành vì đã có công gìn giữ di chỉ khảo cổ.

Khả Lê

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.