Multimedia Đọc Báo in

Lễ rước Kpan của người Êđê

17:39, 31/07/2012

Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Êđê, được đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi của dàn chiêng trống trong các dịp lễ hội, lễ cúng thần.

Thân Kpan làm bằng gỗ, dài 6 - 8m, rộng 50 - 60cm và dày 10 - 15cm. Chân đế Kpan gồm 4 chiếc, cũng làm bằng gỗ khối hình thang, cao 40 - 50cm, độ dày và rộng đủ chắc chắn để đỡ thân Kpan phía trên.

Thường khi làm xong một chiếc Kpan mới, người Êđê sẽ tổ chức lễ rước Kpan từ rừng về nhà giống như nghi thức đón một thành viên mới gia nhập vào gia đình.

Dưới đây là một số hình ảnh tái hiện “Lễ rước Kpan” tại nhà ông Y Ruin Niê Kuan, buôn Chàm, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông:

a
Khi Kpan vừa được đưa từ rừng về, Kpan được đón chào như một thành viên của gia đình
a
Trên đầu Kpan được đặt một chiếc chăn, chiếc váy thổ cẩm. Người Êđê quan niệm Kpan cũng như con người, cũng có linh hồn nên khi dọn về nhà mới cũng cần có chăn màn, quần áo
a
Khi lễ rước Kpan bắt đầu, những người anh em họ hàng của chủ nhà sẽ đứng thành hai hàng dọc cùng vỗ tay vui mừng đón Kpan về nhà mới
a
Khi đầu Kpan chạm đến chân cầu thang, chủ nhà (người đàn ông) sẽ bước ra với cây giáo trên tay, làm nghi thức cắm cây giáo lên đầu Kpan. Người Êđê quan niệm rằng, việc làm này sẽ giúp xua đuổi tà ma, trục xuất chúng ra khỏi chiếc Kpan và không thể theo vào nhà, gây hại cho gia chủ
a
Vào đến nhà, sau khi Kpan được đặt ngay ngắn, vợ chồng chủ nhà sẽ là người đầu tiên ngồi lên Kpan, giống như một biểu hiện của sự thuần hóa, từ nay chủ nhà cũng sẽ là chủ nhân mới của Kpan
a
Cùng lúc đó, tiếng chiêng tiếng kèn nổi lên, thầy cúng bắt đầu khấn vái, nói chuyện với Kpan
a
Thầy cúng vừa khấn thần vừa dùng huyết heo tươi quệt lên đuôi Kpan (phần gốc thân cây làm Kpan) như biểu thị đánh dấu sở hữu chiếc Kpan đối với thần linh.
a
Người chơi nhạc cụ thổi chiếc kèn làm bằng sừng trâu, báo hiệu lễ cúng bắt đầu.

 Thầy cúng bắt đầu làm lễ. Nghi lễ cúng trải qua 5 giai đoạn theo tuần tự: trước hết là lễ cúng thần núi, cảm tạ thần đã chăm cây lớn lên, cho phép gia chủ được sử dụng thân gỗ tốt. Tiếp đến là cúng thần Kpan, chào đón chiếc Kpan mới vào nhập nhà. Nghi lễ thứ 3 là cúng vong hồn tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ cho con cháu trong gia đình. Nghi lễ thứ 4 là lễ cúng sức khỏe gia chủ, cầu chúc mọi sự bình an và may mắn cho các thành viên trong gia đình, họ hàng. Cuối cùng là nghi lễ chia vui chúc mừng của họ hàng anh em trong dòng tộc, mừng cho chủ nhà đón thêm thành viên mới. Giữa các nghi thức đều có tiếng chiêng tiếng kèn nổi lên, hòa vào lời khấn của thầy cúng. Thầy cúng vừa khấn vừa rót nước vào ché rượu đã chuẩn bị sẵn giữa nhà

a
 
a
Trong quá trình thầy cúng làm lễ, đứng phía sau thầy cúng, nam nữ thanh niên xếp thành một hàng múa theo nhịp tiếng chiêng biểu thị sự vui mừng, phấn khởi
a
Khi thầy cúng cúng khấn xong, cũng là lúc ché rượu được đổ đầy nước. Thầy cúng mời vợ chồng chủ nhà uống rượu khai ché, mở đầu cho tiệc rượu cần.
a
Ché rượu đã khai, mọi người lần lượt đến bên ché rượu, vít cần uống chung vui với gia chủ.
a
Từ khi lễ chuẩn bị diễn ra cho đến lúc tàn cuộc vui, bếp lửa trong ngôi nhà luôn được giữ ấm, khói phả lên nhè nhẹ

H'Xíu HMok


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.