Multimedia Đọc Báo in

Có một Trà Sư rất "nghệ"

16:28, 19/04/2021

Trà Sư luôn rất “nghệ” mỗi khi dừng chân ghé đến. Để khi lạc vào khung cảnh thần tiên ấy một lần nữa là ký ức những ngày tháng bình yên lại ùa về…

Khi nàng tiên Trà Sư chạm đến trái tim nghệ sĩ

Trà Sư níu giữ trái tim của nhiều du khách bởi chất “mộc” mạc của nó, đã dẫn lối cho tâm tưởng họ, đưa họ trở thành người nghệ sĩ thực thụ. Nghệ thuật của Trà Sư chính là như thế. Cái tâm tưởng của Trà Sư là một tâm tưởng náu mình, yên lặng. Bởi khi sự yên lặng của khu rừng ập đến, khoảnh khắc đó sẽ khiến cho tâm hồn trở nên bơ vơ và lạc lõng. Yếu tố nghệ thuật ẩn mình trong Trà Sư ấy khiến ta phải chú ý nhìn, nghe và thấu cảm. Để rồi từ những hình ảnh, những nỗi niềm đã gởi gắm vào Trà Sư tự bao đời sẽ khơi gợi nên sự cảm thông và đưa ta vào miền của những tâm tưởng mộng mơ.

a
Trà Sư hấp dẫn nghệ sĩ nổi tiếng bởi chất nghệ thuật của chính khu rừng.

Chất nghệ thuật không chỉ đến từ “nàng tiên” Trà Sư một cõi, mà ở đó còn xuất phát từ trái tim của người Việt Nam yêu lắm quê hương mình, để khi lạc vào chốn thần thoại hoang sơ của rừng tràm mà ngẫu hứng nên tiếng hò. Một tiếng hò vương vấn nỗi nhớ quê, về những mảnh kí ức mơ hồ của một trời tuổi thơ vùng sông nước.

Chúng ta rất dễ nhận ra cái diệu kỳ của tác phẩm nghệ thuật được “biên tập” từ bàn tay thiên nhiên Trà Sư. Đó là hình ảnh của hàng tràm xanh biên biếc, xuyên qua kẽ lá ánh dương hoàng hôn buổi chiều tà, đang trở mình lười biếng sau ngày dài đằng đẳng; là khúc hát ngân vang của đàn thiên điểu thi nhau cất lên trong trẻo, trên vô ngần thảm bèo màu ngọc bích. Và đó là điều kì tích của khu rừng đặc dụng ngày nào, giờ được dịp khoe sắc với du khách thập phương, bằng nhiều công trình xanh giàu chất xám. Những cảnh vật hữu tình làm xao xuyến tâm hồn ấy, cùng đưa vạn vật hòa vào nhịp đập của rừng, vào tiếng nói Trà Sư, một ngôn ngữ của nghệ thuật.

Đón chào 30-4 và 1-5 bằng nhiều gam màu mới

Loại ngôn ngữ của Trà Sư khiến ta ngồi mãi trước màn hình tivi xưa cũ, dừng lật những trang sách đọc còn dang dở, trở nên ngơ ngác trước “cảnh âm” quen thuộc, để kiếm tìm trong mảnh ký ức một hình ảnh rất đỗi thân thương. Là chiếc xuồng ba lá khua mái chèo bên dòng nước chảy hiền hòa, là lũ cá con tung mình khẽ động mặt nước những đợt phù sa về, cùng những buổi trưa hè dạo bước trên chiếc cầu tre lắc léo, đắm mình vào khúc ca tĩnh lặng của vùng quê.

a
Tuyến đường thơ mộng tại Trà Sư
 khai thác làm tuyến xe đạp.

Cái tĩnh lặng “náo nhiệt” của Trà Sư rất lạ kỳ. Nó gợi cho tâm hồn ta về những hình ảnh của quá khứ, của thực tại, của tương lai. Vì vậy mà có lẽ, nhiều người cần phải tìm về với Trà Sư, lang thang đạp xe trên cung đường của nắng và tràm, để lại được quay về với chính mình, quệt nên nét bút khác đi, chín chắn hơn với thời đại, để thanh điệu của bản ngã được hòa cùng bản sắc của cuộc đời. 

Vẫn vẹn nguyên như thế một màu xanh ngút ngàn, mãi mãi bất diệt như chính sức sống của tràm. Khu du lịch Trà Sư vẫn luôn bảo tồn những nét sinh thái đặc trưng dẫu năm tháng có bào mòn nhựa sống. Trà Sư vẫn sống, vẫn vươn mình lên với sự phát triển của thời đại, như minh chứng cho tài năng vốn có của chủ đầu tư du lịch.

Tràm xanh, bèo lớp lớp xanh

Xuồng ta đi giữa sắc xanh ngút ngàn

a
Trà Sư rộ hoa chào mừng đại lễ 30-4 và 1-5 sắp đến.

Trà Sư hôm nay là một bức tranh đa sắc màu mà chủ đầu tư đã gửi gắm tâm tư và tình cảm của mình vào trong đó, để khi khoảnh khắc du khách hóa nghệ sĩ, có thể ngước nhìn cuộc sống qua nhiều hình thái khác khau. 

Có một Trà Sư rất đỗi “nghệ sĩ”, tô điểm cho quê hương, đất nước, bằng chính hình ảnh thân thuộc mỗi dịp về thăm.

Tố Nghĩa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.