Multimedia Đọc Báo in

Lưu luyến chia tay Hội Voi Dak Lak

10:44, 14/03/2014

Chiều ngày 13-3, tại bến Tha Luống, buôn Trí A (xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn), Hội Voi Dak Lak 2014 đã chính thức khép lại với các tiết mục Voi bơi vượt sông Sêrêpôk; tham quan thắng cảnh Buôn Đôn trên lưng voi và Lễ cúng sức khỏe, tắm cho voi.

Bến Tha Luống theo tiếng Lào nghĩa là bến vua, do năm xưa vua Bảo Đại mỗi lần đi săn bắn tại Bản Đôn thường đến đây ngồi thư giãn, câu cá và tắm cho voi tại bến sông này. Đến năm 2012, huyện Buôn Đôn quyết định xây dựng lại và cũng tiến hành các nghi thức tắm và cúng sức khỏe cho voi. Do đó, chiều ngày 13-3 đã có hàng nghìn du khách, nhà nghiên cứu, phóng viên, nghệ sĩ  nhiếp ảnh đã đến để tìm hiểu văn hóa và chứng kiến Lễ cúng sức khỏe và tắm cho voi tại đây. Sau các nghi lễ truyền thống, 18 con voi nhà của huyện Buôn Đôn đã đắm mình trong làn nước xanh mát của dòng Sêrêpôk huyền thoại, trong tiếng cồng, tiếng chiêng và sự hò reo cổ vũ cuồng nhiệt của người xem. Tại đây còn diễn ra các hoạt động khác nhằm hướng du khách gần gũi hơn với những chú voi Bản Đôn hiền lành khi chính mình được cưỡi lên lưng voi, và được hòa mình vào cảnh vật, cuộc sống thanh bình ở Bản Đôn. Các nghi lễ truyền thống như lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe cho voi... là phần hồn cốt của lễ hội đã khiến du khách như được đắm mình trong không gian văn hóa mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Bà Kobayashi Satomi, du khách người Nhật đã không khỏi ngạc nhiên, lạ lẫm khi lần đầu tiên được chứng kiến những chú voi thật sự. Vì từ trước đến nay bà chỉ được biết con voi qua sách vở, truyền hình và càng thú vị hơn khi được tận mắt chứng kiến những tập tục của người dân đối với con voi, xem con voi như một thành viên trong gia đình. Bà Kobayashi tâm sự: “Chỉ hơi tiếc là tôi đang đi theo đoàn du lịch, nếu có dịp tôi nhất định sẽ quay trở lại Buôn Đôn để tìm hiểu rõ hơn về những chú voi này”.

Bên cạnh các nội dung, nghi lễ dành cho voi, ngày hội còn tổ chức các trò chơi, tiết mục văn hóa truyền thống như: hội thi văn hóa ẩm thực; thi các môn thể thao truyền thống như đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co… thu hút đông đảo các chàng trai, cô gái dân tộc Êđê, M’nông… ở nhiều buôn làng tham dự. Theo ông Khăm Phôn Lào, Trưởng Ban Dân tộc huyện Buôn Đôn, việc tổ chức Hội voi Dak Lak với các phần thi, chương trình như: đua voi, lễ cúng sức khỏe và tắm cho voi… và phục dựng các nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa đã góp phần quảng bá tiềm năng du lịch của vùng đất Buôn Đôn, nơi đã từng có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả khu vực, tới với đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Một số hình ảnh tại ngày chia tay Hội Voi Dak Lak:

Một chú voi
Một chú voi "chào" khán giả trước khi xuống nước

 

Đắm mình trên dòng Sêrêpôk xanh biếc
Đắm mình trên dòng Sêrêpôk xanh biếc

 

Tranh tài vượt sông
Tranh tài vượt sông

 

.
Người chiến thắng là người mang được cờ vượt sông trở về

 

Tiếp đó là Lễ cúng sức khỏe cho voi
Tiếp đó là Lễ cúng sức khỏe cho voi, thầy cúng của buôn làng dẫn đầu đoàn người

 

... cùng những chu voi đầy kiêu hãnh
... cùng những chú voi đầy kiêu hãnh, hùng dũng

 

... nhưng cũng hiền lành khi được thầy cúng tiến hành các nghi lễ cùng với Yàng
Thầy cúng tiến hành các nghi lễ cúng Yàng. Đây chính là nghi thức cuối cùng khép lại Hội voi Dak Lak năm 2014

 

2
... và hẹn gặp lại vào Hội Voi Dak Lak năm 2016!

Hoàng Gia
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.