Multimedia Đọc Báo in

Phê duyệt Đề án Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột

15:49, 18/12/2018

UBND tỉnh vừa có Quyết định số 3400/QĐ-UBND, ngày 17-12-2018 về việc phê duyệt Đề án Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột (gọi tắt là Đường sách).

Theo Đề án, Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột trải dài khoảng 100 m, có địa điểm tại hẻm 2 Phan Chu Trinh (đoạn từ đường Phan Chu Trinh qua đường Nguyễn Tất Thành, sau Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột).

c
Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột đoạn giao với đường Nguyễn Tất Thành.

Theo dự kiến, giai đoạn 1 sẽ khánh thành phố Bích họa Tây Nguyên trong tháng 12-2018; giai đoạn 2 khánh thành cổng chào Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột trong tháng 1-2019; giai đoạn 3 hoàn thành 2 gian hàng sách, 3 gian hàng cà phê và 1 nhà ban quản lý Đường sách vào tháng 2-2019; giai đoạn 4 hoàn thiện toàn bộ Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột vào ngày 9-3-2019. Đường sách có 3 chức năng chính gồm: tạo dựng và tôn vinh văn hóa đọc; điểm đến trải nghiệm văn hóa, du lịch Đắk Lắk; điểm đến thưởng thức cà phê, văn hóa cà phê và văn hóa truyền thống dân tộc dân gian Tây Nguyên. Dự kiến đường sách có 23 gian hàng chia thành các khu vực gồm đọc sách, uống cà phê, đồ lưu niệm…, phục vụ khách từ 8 giờ đến 22 giờ hằng ngày. Đường sách sẽ được đầu tư theo hình thức xã hội hóa; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước theo dõi, giám sát các hoạt động.

Đề án Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột tạo điểm nhấn mới lạ, độc đáo và đậm chất văn hóa ngay tại trung tâm TP. Buôn Ma Thuột – Thủ phủ cà phê Việt Nam. Đồng thời, góp phần quảng bá văn hóa đọc, văn hóa cà phê và văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa, để từ đó nâng cao niềm tự hào về quê hương, xứ sở; cũng là một nội dung của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

Hoàng Tuyết

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.