Multimedia Đọc Báo in

Lễ tiếp nhận, trưng bày tài liệu, hiện vật do các nhà sưu tập hiến tặng

18:09, 08/03/2020

Ngày 8-3, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức lễ tiếp nhận, trưng bày tài liệu, hiện vật do nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Ẩn và các nhà sưu tập tư nhân hiến tặng.

Từ đầu năm đến nay Bảo tàng tỉnh đã tiếp nhận được hơn 800 tài liệu, hiện vật… của các nhà sưu tập tại tỉnh Bình Thuận, Đắk Lắk và trong cả nước, đáng chú ý là bộ sưu tập về ba nền văn hóa cổ của Việt Nam trước đây là văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo; trong đó nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Ẩn (tỉnh Bình Thuận) tặng khoảng 500 hiện vật.

Những tài liệu, hiện vật này có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, minh chứng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam từ sơ khai cho đến ngày nay. Đây là nguồn tư liệu quý giá cho Bảo tàng tỉnh trong công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đất nước.

aaaa
Nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Ẩn (ở giữa) trao tặng hiện vật cho Bảo tàng Đắk Lắk. Ảnh: H.Gia

Bảo tàng Đắk Lắk cũng đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn thời gian” nhằm giới thiệu đến công chúng những tài liệu, hiện vật mang đậm dấu ấn thời gian, do các nhà sưu tập đầu tư công sức gìn giữ, bảo quản và hiến tặng như bộ sưu tập gốm, bộ sưu tập tiền, bộ sưu tập trang sức… qua các thời kỳ.

aaaa
Công chúng và du khách chiêm ngưỡng và tìm hiểu về hiện vật tại trưng bày chuyên đề "Dấu ấn thời gian". Ảnh: H.Gia

Nhân dịp này, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng 5 cá nhân thuộc tỉnh Bình Thuận, gồm các ông: Nguyễn Ngọc Ẩn, Nguyễn Tấn Ngọc, Nguyễn An, Lâm Tấn Bình, Đặng Văn Thuận vì đã có nhiều đóng góp trong quá trình bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa và hiến tặng di sản văn hóa cho Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk. Bảo tàng tỉnh cũng trao giấy chứng nhận cho các tập thể, cá nhân đã hiến tặng hiện vật cho đơn vị.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.