Multimedia Đọc Báo in

Ấn tượng với thổ cẩm Tây Nguyên trong chương trình "Áo dài – Di sản Văn hóa Việt Nam"

17:19, 30/06/2020
Chương trình “Áo dài – Di sản Văn hóa Việt Nam” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội vào tối 28-6.
       
Chương trình đã giới thiệu đến đông đảo công chúng 21 bộ sưu tập thời trang áo dài, đại diện cho 21 di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Điều đặc biệt ở đây là các nhà thiết kế thời trang trong cả nước đã gửi đi thông điệp di sản văn hóa của mình thông qua những tà áo dài duyên dáng, ấn tượng và đầy tự hào, góp phần định danh cho trang phục này - Áo dài là Di sản Văn hóa phi vật thể của quốc gia.
 
aaaa
Trình diễn áo dài thổ cẩm tại chương trình

Tại đây, nhà thiết kế thời trang trẻ Nguyễn Thành Trung (Công ty Tổ chức sự kiện – Thời trang Trung Beret, TP. Buôn Ma Thuột) đã tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng, nhất là giới yêu thích thời trang bằng bộ sưu tập áo dài mang chủ đề “Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.

Bộ sưu tập thời trang này được anh Trung tinh tế cảm nhận, sáng tạo từ chất liệu thổ cẩm – nét văn hóa đặc trưng, độc đáo và giàu bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Một số hình ảnh về bộ sưu tập áo dài với chủ đề "Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” tại chương trình "Áo dài - Di sản Văn hóa Việt Nam:

aaaa
Bộ sưu tập áo dài với chủ đề “Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” 

 

aaaa
Công chúng thưởng thức bộ sưu tập

aaaa
Những bộ áo dài chất liệu thổ cẩm

aaaa
Những bộ áo dài được trình diễn tại chương trình

aaaa
Nhà thiết kế Trung Beret (bên phải) cùng người mẫu tại chương trình

Phương Đình - Mai Sao 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.