Multimedia Đọc Báo in

Hội thi đấu hót chim chào mào "Vòng tay nhân ái"

11:29, 06/07/2020
Ngày 5-7, Câu lạc bộ Chào mào Đạt Lý (TP. Buôn Ma Thuột) đã tổ chức Hội thi đấu hót chim chào mào “Vòng tay nhân ái” năm 2020.
 
Tham dự có 79 lồng chim của các nghệ nhân nổi tiếng đến từ các tỉnh: Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum, Bình Dương, Bình Thuận, Thừa Thiên – Huế, TP. Hồ Chí Minh và Đắk Lắk.
 
Các chú chim chào mào phải trải qua hơn 20 vòng thi đấu, với những tiêu chí khắt khe, như: tư thế thi đấu, giọng hót, âm độ tiếng hót, thần thái khi thi đấu. Sau mỗi vòng thi sẽ loại dần những chú chim yếu, bỏ đấu để chọn ra những chú chim có hình thể đẹp, giọng hót khỏe, hay, sức bền bỉ, dẻo dai vào vòng  chung kết. 
 
Các chú chim chào mào tham gia đấu trường.
Các chú chim chào mào được đưa đến tham gia đấu trường.
 
Hội thi được tổ chức dưới hình thức xã hội hóa nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các nghệ nhân yêu thích, đam mê chim chào mào trong cả nước giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nuôi, chăm sóc loài chim này. Đây cũng là dịp  để những nghệ nhân cùng chung tay góp sức tổ chức các chương trình, hoạt động từ thiện, tặng quà cho người gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.  
 
Các nghệ nhân có chim đoạt giải Nhất, Nhì, Ba
Ban tổ chức trao giải cho các nghệ nhân có chim chào mào đoạt giải Nhất, Nhì, Ba.
 
Kết thúc hội thi, giải Nhất đã thuộc về chủ chim chào mào Lê Dũng (Đắk Lắk); giải Nhì: Mai Thành Đạt (Gia Lai); đồng giải Ba: Nguyễn Ánh (Gia Lai) và Trương Phạm Minh Đại (Đắk Lắk). Ngoài ra Ban tổ chức còn trao 6 giải khuyến khích. Tổng cơ cấu các giải thưởng của hội thi lên đến 230 triệu đồng. 
 
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã quyên góp trao 10 suất quà (mỗi suất 1 triệu đồng) tặng các em học sinh vượt khó học chăm của Trường Tiểu học Nguyễn Trãi.
 
Đăng Triều
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.