Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh có hơn 2.800 nghệ nhân dân gian

17:08, 17/07/2020

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tiến hành kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh

Theo số liệu kiểm kê, tính đến ngày 15-5-2020, toàn tỉnh có 2.811 nghệ nhân dân gian. Trong đó, có 467 nghệ nhân biết truyền dạy đánh chiêng, 307 nghệ nhân biết chỉnh chiêng, 202 nghệ nhân biết chơi nhạc cụ truyền thống, 366 nghệ nhân biết chế tác nhạc cụ dân tộc, 242 nghệ nhân biết tạc tượng… 

aaaa
Nghệ nhân Y Blih Adrơng (huyện Krông Ana) (thứ hai từ trái sang) chơi nhạc cụ dân tộc


Ngoài ra, ở 606 buôn thuộc 15 huyện, thị xã, thành phố còn có 181 đội văn nghệ; 209 ché rượu cổ, 481 ghế kpan, jhưng; 280 trống hgơr và 302 nhà dài truyền thống.

Phân loại kết quả kiểm kê cho thấy những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu nhất trên địa bàn tỉnh được cộng đồng quan tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy cho đến nay gồm: Lời nói vần của người M’nông (huyện Lắk), người Êđê (huyện Cư M’gar); các bài chiêng cổ của người M’nông (huyện Lắk), người Êđê (huyện Ea H’leo); nghi lễ vòng đời của người M’nông (huyện Lắk), người Êđê (huyện Ea H’leo) .

aaaa
Biểu diễn đàn tính, hát then tại Lễ hội Hảng Pồ xã Ea Siên (thị xã Buôn Hồ).

Trên cơ sở những kết quả trên, Sở VHTT&DL sẽ tiến hành khảo sát, điền dã thực tế tại địa phương (thực hiện quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn, điều tra, thu thập cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể) để đánh giá, xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, vai trò, ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống cộng đồng, theo quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 20-6-2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

aaaa
Nghi thức đeo vòng đồng cầu sức khỏe của người Êđê

Được biết, trước khi thực hiện kiểm kê, năm 2019, Sở VHTT&DL đã phối hợp với Cục Di sản tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm kê cho lực lượng kiểm kê gồm: Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố; công chức văn hóa – xã hội của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh để bám sát chủ đề và yêu cầu thực tiễn khi triển khai kiểm kê tại địa phương.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.