Multimedia Đọc Báo in

Giáo dục Di sản Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trong trường học trên địa bàn tỉnh

17:36, 19/03/2021
Bảo tàng Đắk Lắk đang phối hợp với các trường học tổ chức Chương trình giáo dục Di sản Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh.
       
Chương trình nhằm giúp các em hiểu rõ về tính năng, phiên chế các dàn chiêng; tập quán và bối cảnh diễn tấu cồng chiêng của các tộc người tại chỗ: Êđê, M’nông Ja rai, Ba na, Sê đăng, K’ho…cư trú lâu đời trên địa bàn Tây Nguyên.
          
Cồng chiêng...
Cồng chiêng được trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng Đắk Lắk

Ngoài việc giới thiệu, thuyết minh về di sản văn hóa trên  bằng nhiều tư liệu, hình ảnh, video được sưu tập, xây dựng và trưng bày tại đây, Bảo tàng Đắk Lắk còn mời nghệ nhân cùng những đội chiêng tiêu biểu đến trình diễn một số bài chiêng cổ và mới giúp các em hiểu biết và cảm nhận thêm về giá trị âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên.           

Thời gian qua...
 Biểu diễn cồng chiêng diễn phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng Đắk Lắk. (Ảnh minh họa)

Dự kiến chương trình chia làm 2 đợt: Đợt 1 bắt đầu từ cuối tháng 3 đến tháng 6; đợt 2 từ tháng 10 đến tháng 12-2021. Hiện Bảo tàng Đắk Lắk bắt đầu nhận lịch đăng ký tổ chức chương trình đợt 1.

                                                                                 
Phương Đình 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.