Multimedia Đọc Báo in

Hơn 10 tỷ đồng để bảo tồn, phát huy Văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2016-2020

06:46, 23/12/2016

Sở VH-TT-DL cho biết, UBND tỉnh sẽ bố trí khoảng 9 tỷ đồng, cùng với nguồn kinh phí từ hoạt động xã hội hóa hơn 1 tỷ 250 triệu đồng để bảo tồn, phát huy Văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020.

Lễ hội...
Lễ hội truyền thống được tổ chức, phục dựng mở ra không gian thực hành Văn hóa cồng chiêng

Các nội dung bảo tồn, phát huy Văn hóa cồng chiêng trong giai đoạn trên là tiếp tục trang bị cồng chiêng cho các buôn đồng bào dân tộc tại chỗ; mở các lớp truyền dạy đánh chiêng và chỉnh chiêng cho thế hệ trẻ; phục dựng một số lễ hội truyền thống của người Êđê, M’nông, Sê đăng có liên quan đến cồng chiêng.

Chỉnh chiêng và...
Chỉnh chiêng và truyền dạy cồng chiêng thường xuyên được tổ chức nhằm bảo tồn Di sản Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Đặc biệt là phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai chính sách tôn vinh, đãi ngộ và khuyến khích cá nhân, tập thể tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; thống kê và sưu tầm, lưu giữ các bài chiêng cổ bằng hình thức ghi hình, thu âm nhằm từng bước hệ thống hóa và số hóa nguồn tư liệu quý giá này, phục vụ cho công tác nghiên cứu, phục dựng và truyền bá Văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
                                                                                                

Phương Đình
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.