Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục triển khai cài đặt ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số

22:52, 28/09/2021

Ngày 28-9, UBND tỉnh có công văn số 9300/UBND-KGVX gửi Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc  tiếp tục triển khai cài đặt ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số. 

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị BHXH tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người tham gia BHXH, BHYT cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số để thay thế cho thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh và theo dõi các thông tin liên quan đến BHXH.  

Để đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch giao năm 2021 của ngành BHXH, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực tuyên tuyền về những tiện ích của ứng dụng VssID-Bảo hiểm xã hội số và hướng dẫn, vận động, quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID.

Cán bộ BHXH huyện Ea Kar hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VssID-Bảo hiểm xã hội số.
Cán bộ BHXH huyện Ea Kar hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VssID-Bảo hiểm xã hội số.

Tính đến 20-9-2021, số người tham gia BHXH, BHYT đã cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số trên địa bàn tỉnh là 192.644 người, đạt tỷ lệ 78,32% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao và đạt 66,6% so với kế hoạch BHXH tỉnh giao năm 2021. 

Được biết, sử dụng ứng dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số, người tham gia BHXH, BHYT sẽ được cung cấp các thông tin về thẻ BHYT, quá trình tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; thông tin hưởng các chế độ BHXH ( BHXH một lần, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); lịch sử khám chữa bệnh BHYT. Đồng thời cung cấp các tiện ích tra cứu mã số BHXH, cơ quan BHXH, điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT; cơ sở khám chữa bệnh ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT; đơn vị tham gia BHX… 

Kim Hoàng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.