Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo Du lịch 2021:

Nhiều giải pháp hiến kế để du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển

20:54, 25/12/2021

Ngày 25-12, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo Du lịch 2021 với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển”, theo hình thức trực tiếp tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) và kết nối trực tuyến đến 20 điểm cầu tại các tỉnh trọng điểm về du lịch trong cả nước và phát trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến.

Hội thảo đã khai mạc vào buổi sáng. Buổi chiều, các đại biểu tiếp tục chương trình hội thảo với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương; các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong và ngoài nước; lãnh đạo một số địa phương trong cả nước...; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự tại điểm cầu Trụ sở Văn phòng Chính phủ.

Tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lê Thị Thanh Xuân, cùng đại diện các sở ban, ngành trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu dự hội thảo tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những vấn đề chung, những định hướng lớn cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Theo đó, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đối với du lịch Việt Nam, các chỉ tiêu phát triển liên tục sụt giảm nghiêm trọng. Trong 10 tháng đầu năm, khách du lịch quốc tế chưa đón, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm 42,5% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 32,25 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước giảm 45,42% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 138.150 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch rơi vào tình trạng dừng hoạt động, các khách sạn hầu như không có khách, công suất phòng trung bình năm ước tính chỉ đạt 5%...

Nhìn chung, thị trường du lịch và các hoạt động du lịch bị đứt gãy, đình trệ, làm cho toàn ngành không đạt được các chỉ tiêu, chệnh hướng quỹ đạo tăng trưởng.

Các đại biểu tham dự hội thảo tại các điểm cầu. (Ảnh chụp màn hình)

Vì vậy, trong buổi hội thảo các đại biểu đã hiến kế đưa ra những chiến lược, chính sách và nhiều giải pháp để phục hồi du lịch như: chớp thời cơ, tận dụng cơ hội để phục hồi du lịch trong bối cảnh mới; hỗ trợ doanh nghiệp, lao động ngành du lịch vượt qua khó khăn hiện nay; phát triển hạ tầng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam (visa, xét duyệt nhân sự nhập cảnh tại chỗ, tăng thời gian miễn thị thực...); đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển các sản phẩm du lịch ban đêm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, du lịch trải nghiệm cộng đồng hướng tới phát triển bền vững; đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển công nghệ liên quan đến du lịch nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả vận hành, quản lý, tăng cường sáng tạo các sản phẩm du lịch độc đáo, đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn mới; xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn bình thường mới; tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho giai đoạn phục hồi của ngành thông qua các chương trình đào tạo thực tiễn tại các doanh nghiệp, triển khai rà soát và xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực tương lai chất lượng cao…

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh: Hội thảo là sự tiếp nối của các cơ quan của Quốc hội, làm sâu sắc thêm các vấn đề đã được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: “Phục hồi và phát triển bền vững”, góp phần tháo gỡ những “điểm nghẽn” đưa du lịch phục hồi, phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, gắn với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 5 năm 2021-2026.

Mai Sao

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.