Multimedia Đọc Báo in

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh khai giảng năm học mới

12:33, 05/09/2021

Sáng 5-9, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh tổ chức Lễ khai giảng năm học 2021 – 2022 bằng hình thức trực tuyến. 

Chương trình lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn, trang trọng và ý nghĩa.

A
Các thầy cô giáo Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh thực hiện nghi thức chào cờ. 

Tại buổi lễ, lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm) đã đọc thư của ​Chủ tịch nước gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới.

Năm học 2021 – 2022, Trung tâm có 180 em học sinh, biên chế vào 19 lớp, gồm: 12 lớp khiếm thính và 7 lớp chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ.

A
Giáo viên hỗ trợ cho các em khiếm thính bằng phương pháp khẩu hình. 

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, điều kiện dạy học online không thuận lợi nhưng lãnh đạo Trung tâm, giáo viên phối hợp với phụ huynh hỗ trợ các em học sinh làm quen với việc dạy học theo hình thức mới; giáo viên hỗ trợ học sinh những kiến thức cơ bản, cốt lõi để khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, các em sẽ quay trở lại Trung tâm học tập, sinh hoạt.

A
Cô Phạm Thị Tuyết, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đánh trống khai giảng năm học mới.

Năm học này, Trung tâm quyết tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm là: đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, bảo đảm chuẩn hóa trình độ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong việc học tập trực tuyến; tăng cường cơ sở vật chất của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ học sinh khó khăn trong sinh hoạt, học tập; thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID-19…

Nguyễn Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.