Multimedia Đọc Báo in

Phục hồi cảnh quan trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu thực hiện NDC quốc gia ở khu vực Tây Nguyên

16:50, 16/12/2022

Ngày 16/12, tại TP. Buôn Ma Thuột, Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam) phối hợp với Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức hội thảo “Phục hồi cảnh quan trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu thực hiện NDC quốc gia ở khu vực Tây Nguyên”. 

Hội nghị có sự tham gia của hơn 50 đại biểu, đại diện các sở, ngành liên quan và các Hội, Đoàn thể tại huyện Krông Bông và Lắk.

Ông Trần Hữu Nghị Giám đốc Tropenbos Việt Nam chia sẻ về Phục hồi cảnh quan trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu thực hiện NDC quốc gia ở khu vực Tây Nguyên.
Ông Trần Hữu Nghị, Giám đốc Tropenbos Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị.

Tại hội nghị, đại biểu được các chuyên gia giới thiệu về kết quả tiến trình phục hồi rừng của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2022, định hướng cho hoạt động phục hồi rừng giai đoạn 2023 - 2030; Chính sách của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu: Luật pháp, định hướng chiến lược, hành động cụ thể; NDC (Đóng góp do quốc gia tự quyết định - viết tắt là NDC - là đóng góp do quốc gia cam kết về ứng phó với khí hậu, bao gồm mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chính sách và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris)  cập nhật của Việt Nam về các vấn đề mới sau COP26, cam kết phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam và những yêu cầu trong thực tế; Những khó khăn của cấp tỉnh/huyện trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện NDC quốc gia…

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, diện tích và chất lượng rừng đang chịu rất nhiều sức ép của phát triển kinh tế. Tình trạng mất rừng, suy thoái rừng vẫn đang diễn ra. Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 - 2023, toàn tỉnh phải trồng 1.100 ha rừng đặc dụng, phòng hộ; 27.160 ha khoanh nuôi tái sinh rừng; 26.155 ha rừng sản xuất; 13.700.000 cây phân tán…

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Sau thảo luận các nhà chuyên môn có một số đề xuất để phục hồi cảnh quan trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu thực hiện NDC quốc gia ở khu vực Tây Nguyên như: ưu tiên các nguồn lực cho việc bảo vệ, phục hồi các khu vực quan trọng và xung yếu, thay vì chia nhỏ nguồn lực và thực hiện đồng đều, dàn trải trên toàn bộ diện tích; Đất canh tác nông nghiệp nghèo kiệt: Phục hồi bằng cách phát triển các mô hình nông lâm kết hợp; Đất rừng nghèo kiệt và bị suy thoái: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng dặm, làm giàu rừng, nâng cấp rừng, trồng mới…; Nghiên cứu và xác định nhóm loài cây và phương pháp tác động phù hợp, bao gồm cả về mặt xã hội, thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Thùy Dung


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.