Multimedia Đọc Báo in

Cảng Quốc tế Nam Vân Phong: Cửa ngõ kết nối thương mại khu vực Tây Nguyên

15:37, 06/02/2022

Cảng Quốc tế Nam Vân Phong do Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Nam Vân Phong làm chủ đầu tư (địa chỉ số 9 QL 26B, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Website: svpp.vn) là cảng tổng hợp được đầu tư xây dựng với quy mô lớn nhất khu vực Nam Vân Phong, quy mô sản lượng khai thác trên 2.000.000 T, gồm: Cầu cảng số 1 (mặt bến phía Tây Bắc): tiếp nhận tàu có trọng tải 70.000 DWT; Cầu cảng số 2 (mặt bến phía Đông Nam): tiếp nhận tàu có trọng tải 50.000 DWT.

Khu Nam Vân Phong là vùng trung tâm công nghiệp, kinh tế trọng điểm, theo đó vùng hấp dẫn trực tiếp Cảng Quốc tế Nam Vân Phong là các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, đi kèm với vùng hấp dẫn gián tiếp của Cảng là cửa ngõ phục vụ gồm các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Nam Lào, Bắc Campuchia và các tỉnh Nam Trung Bộ. Cảng nằm liền kề Khu công nghiệp Ninh Thủy, các tuyến đường vận tải hàng hóa ở vùng này bao gồm: QL 1A, QL 26, QL 27…; kết nối QL 1A 12 km, sân bay Cam Ranh 75 km, sân bay Tuy Hòa 85 km, Buôn Ma Thuột 145 km…

Toàn cảnh Cảng Quốc tế Nam Vân Phong.

Ông Huỳnh Vĩnh Phước, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Nam Vân Phong cho biết: Cảng mới đi vào khai thác chính thức được 1 năm. Mặc dù năm 2021 chịu tác động của đại dịch COVID-19, nhưng đến giữa tháng 12/2021 sản lượng thông qua Cảng đạt gần 750.000 tấn hàng, vượt kế hoạch năm trên 50%. Trong đó, sản lượng hàng hóa vận chuyển đến các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai... hoặc có xuất xứ từ các tỉnh Tây Nguyên chiếm trên 70%.

Điển hình là toàn bộ thiết bị điện gió nhập khẩu của các dự án điện gió Trung Nam công suất 400 MW tại Ea H’leo (Đắk Lắk), dự án điện gió Đắc Drung công suất 300 MW (Đắk Nông); dự án điện gió Ia Pech công suất 100MW (Gia Lai) và các dự án điện gió khác. Các mặt hàng xi măng, phân bón… đều nhập hàng từ Cảng Quốc tế Nam Vân Phong để xếp dỡ và vận chuyển lên Tây Nguyên…

Nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, gỗ băm, cà phê, sắn lát, tinh bột sắn… tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đều được vận chuyển xuống tỉnh Khánh Hòa và xuất đi từ Cảng Quốc tế Nam Vân Phong…

Hoạt động vận chuyển hàng hóa trên Cảng Quốc tế Nam Vân Phong.

Năm 2022, Cảng Quốc tế Nam Vân Phong đề ra kế hoạch phát triển với sản lượng 1,2 triệu đến 1,5 triệu tấn hàng; đầu tư thêm nhiều trang thiết bị khai thác, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin quản lý số để phục vụ tốt khách hàng trong tình hình phát triển mới.

Được biết, Dự án cao tốc Nha Trang - Buôn Ma Thuột cũng đã hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo phương thức đầu tư công. Theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg, ngày 22/9/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Khánh Hòa thuộc nhóm cảng biển số 03, quy hoạch  trở thành cảng đặc biệt, trong đó khu bến Nam Vân Phong có chức năng: phục vụ trực tiếp khu kinh tế Vân Phong và tiếp chuyển hàng lỏng/khí, hàng rời; có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, đón cỡ tàu: tàu tổng hợp trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng rời trọng tải đến 300.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn.

Đây chính là điều kiện thuận lợi để Cảng Quốc tế Nam Vân Phong đẩy mạnh vai trò trung tâm logistics, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế biển. Đồng thời tạo động lực phát triển, cụ thể hóa chương trình phát triển cho khu vực và hai tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk.

Sản lượng thông qua Cảng Quốc tế Nam Vân Phong trong năm 2021 đạt khoảng 750.000 tấn hàng, vượt kế hoạch trên 50%. Trong đó sản lượng hàng hóa vận chuyển đến các tỉnh Tây Nguyên hoặc có xuất xứ từ các tỉnh Tây Nguyên chiếm trên 70%.

 

Hải Băng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.