Multimedia Đọc Báo in

Khởi nghiệp từ nuôi dê

08:31, 18/05/2022

Dự định chăn nuôi từ lâu nhưng vì không có vốn đầu tư nên vợ chồng chị Huỳnh Thị Mộng Quyền (ở thôn 5, xã Cư Mốt, huyện Ea H'leo) mãi không khởi nghiệp được.

Tháng 5/2020, chị Quyền được vay 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ Khởi nghiệp của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh để đầu tư nuôi dê sinh sản. Chăn nuôi thuận lợi, từ 6 con dê mẹ ban đầu, đến nay gia đình chị đã gây đàn lên gần 40 con dê lớn, nhỏ thuộc giống dê bách thảo. Năm 2021, gia đình chị Quyền bán được 18 con dê thịt, với giá trung bình 105.000 đồng/kg, tổng thu nhập 60 triệu đồng.

Theo chị Quyền, nuôi dê có rất nhiều thuận lợi do nguồn thức ăn dễ kiếm như: cỏ, lá cây... Trong quá trình nuôi chỉ cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn dê. Để chủ động nguồn thức ăn cho dê, chị tận dụng diện tích đất còn trống trong vườn trồng hơn 1 sào cỏ.

Chị Quyền chăm sóc đàn dê của gia đình.

Qua hai năm nuôi dê thành công, vợ chồng chị Quyền tích lũy được vốn để đầu tư nuôi thêm bò và trồng trọt. Hiện nay, trên diện tích hơn 9 sào đất, chị trồng hơn 600 cây cà phê, 250 trụ tiêu, mỗi năm thu hơn 1 tấn cà phê và 6 tạ tiêu, với tổng thu nhập gần 100 triệu đồng.

 Với sự chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, năm 2021 chị Huỳnh Thị Mộng Quyền được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh khen thưởng về thành tích trong phong trào phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo.

Nguyễn Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.