Multimedia Đọc Báo in

Ra mắt HTX Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ bền vững Tấn Khang

16:54, 23/06/2022

Sáng 23/6, tại xã Ea Tar (huyện Cư M’gar), Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ bền vững Tấn Khang tổ chức Lễ ra mắt và giới thiệu hoạt động.

HTX Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ bền vững Tấn Khang được thành lập vào đầu tháng 5/2022 gồm 10 thành viên chính thức và 519 thành viên liên kết.

HTX đã xây dựng vùng canh tác với tổng diện tích 983 ha, trong đó có 540 ha sầu riêng tại các xã Ea Tar, Ea H'đinh, Cư Dliê M'nông (huyện Cư M'gar).

Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và các bộ phận của HTX Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ bền vững Tấn Khang ra mắt thành viên
Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và các bộ phận của HTX Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ bền vững Tấn Khang ra mắt.

Về kế hoạch hoạt động, trong thời gian tới, HTX tập trung phát triển vùng sản xuất trái cây an toàn, bền vững, chú trọng vào mặt hàng sầu riêng. HTX cam kết cung ứng 100% vật tư nông nghiệp, giống cây ăn trái và các dịch vụ nông nghiệp thiết yếu khác với giá cả phù hợp, chất lượng cao cho thành viên. Đồng thời cũng cam kết bao tiêu 100% trái cây an toàn do thành viên sản xuất, tổ chức các hoạt động tập huấn, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và tạo việc làm cho thành viên HTX và lao động địa phương.

Đại diện HTX Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ bền vững Tấn Khang ký kết hợp tác cùng Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn
Đại diện HTX Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ bền vững Tấn Khang (bên phải) ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn.

Tại buổi lễ, Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn và HTX Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ bền vững Tấn Khang đã ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là đơn vị đồng hành cùng HTX trong việc phát triển vùng nguyên liệu, đăng ký cấp mã vùng trồng và truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm sầu riêng, thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao năng lực kinh doanh.

Đinh Nga


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.