Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Pắc: Gần 17.500 lượt hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng ưu đãi

17:27, 29/07/2022

Sáng 29/7, UBND huyện Krông Pắc đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội giai đoạn 2002-2022.

Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện hiện đang quản lý nguồn vốn gần 480 tỷ đồng, tăng hơn 472 tỷ đồng so với năm 2002. Trong đó có hơn 418 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương, hơn 44 tỷ đồng nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất, hơn 17,6 tỷ đồng nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương.

Ông Huỳnh Đức Mười, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Krông Pắc báo cáo thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn huyện.
Ông Huỳnh Đức Mười, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Krông Pắc báo cáo thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn huyện.

Tính đến ngày 30/6/2022, Ngân hàng CSXH huyện đã thực hiện 16 chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, tổng dư nợ 474,9 tỷ đồng với 14.114 hộ vay vốn, bình quân dư nợ 33,6 triệu đồng/hộ. Trong đó, cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội đoàn thể là 474,3 tỷ đồng, cho vay trực tiếp 594 triệu đồng. Tổng dư nợ quá hạn và nợ khoanh của các chương trình tín dụng ưu đãi là 732 triệu đồng, chiếm 0,16% tổng dư nợ.

Mạng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) được xây dựng rộng khắp với 411 tổ TK&VV đang hoạt động hiệu quả, là cánh tay nối dài của Ngân hàng CSXH trong thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi. Chất lượng của Tổ TK&VV ngày càng được nâng cao với 98,3% tổ xếp loại tốt.

Từ năm 2002 đến nay, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã giúp 17.493 lượt hộ thoát nghèo; thu hút 2.093 lao động có việc làm mới từ chương trình hỗ trợ tạo việc làm; giải ngân cho 2.678 đối tượng chính sách vay vốn làm nhà ở; 13.642 lượt hộ vay để xây dựng 21.797 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; 8.159 học sinh, sinh viên vay vốn để theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề.

Tín dụng ưu đãi đã bám sát chương trình giảm nghèo và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nguồn vốn vay tập trung cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các đại biểu theo dõi nội dung hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Hội nghị đã thông qua mục tiêu thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đến năm 2030 với các chỉ tiêu cụ thể: 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn từ Ngân hàng CSXH; huy động vốn ngân sách địa phương chuyển cho Ngân hàng CSXH đạt bình quân 1,5 tỷ đồng/năm; huy động tiết kiệm Trung ương cấp bù lãi suất tăng từ 8 – 10%/năm; công tác tín dụng tăng trưởng 8 – 10%/năm; thu lãi hàng tháng đạt 99,5% trở lên; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,05% tổng dư nợ.

Nhân dịp này, UBND huyện đã khen thưởng 20 tập thể và 29 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn huyện Krông Pắc.

Đinh Nga


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.