Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Búk: Tập huấn giới thiệu Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch

16:32, 15/09/2022

Ngày 15/9, UBND huyện Krông Búk tổ chức Hội nghị tập huấn giới thiệu Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch – Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng – Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói.

Tại hội nghị, các học viên đã được phổ biến, hướng dẫn các nội dung về: Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng trồng xuất khẩu; quy định chung về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng tại vùng trồng; yêu cầu đối với cán bộ kỹ thuật tại cơ sở đóng gói sầu riêng; hướng dẫn giám định sinh vật gây hại tại cơ sở đóng gói; quy trình cấp mã số và ghi chép tại vùng trồng, cơ sở đóng gói…

tt
Ông Y Hăn Niê, Chủ tịch Hội Nông dân xã Pơng Drang nêu những khó khăn về thủ tục pháp lý, diện tích sầu riêng để xây dựng thương hiệu.

Huyện Krông Búk hiện có 1.178,8 ha trồng sầu riêng, trong đó 750 ha cho thu hoạch, tổng sản lượng ước khoảng 5.884 tấn. Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt 76 mã số vùng trồng sầu riêng và cơ sở đóng gói của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Tỉnh Đắk Lắk có 23 mã vùng trồng và 4 cơ sở đóng gói được phê duyệt, trong đó huyện Krông Búk được cấp 4 mã vùng trồng cho sầu riêng của HTX Tân Lập Đông.

Sản phẩm sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với vùng trồng sầu riêng của huyện Krông Búk. Thông qua hội nghị tập huấn giúp các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện hiểu rõ trách nhiệm của mình, từ đó tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, yêu cầu từ thị trường đối tác. Đồng thời duy trì và tiếp tục nâng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc.

Như Quỳnh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.