Multimedia Đọc Báo in

Các tổ chức tín dụng hỗ trợ hiệu quả cho người vay vốn

18:10, 22/12/2022

Từ đầu năm đến nay, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, thực hiện hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trên địa bàn tỉnh có 12 đơn vị vay vốn trả lương ngừng việc đối với 897 lượt lao động với dư nợ gần 3,9 tỷ đồng; 100 học sinh, sinh viên vay vốn mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến với số tiền 1,1 tỷ đồng; 46 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vay vốn ưu đãi với số tiền gần 4,3 tỷ đồng.

Một học sinh tại xã Ea Rốk, huyện ea Súp vay vốn mua máy tính theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
Một học sinh tại xã Ea Rốk (huyện Ea Súp) vay vốn mua máy tính theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Về Chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, có 10 khách hàng được hỗ trợ, với dư nợ bị ảnh hưởng hơn 50 tỷ đồng.

Đến thời điểm này, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 135.500 tỷ đồng, tăng 13,1% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng chính sách xã hội 6.250 tỷ đồng, chiếm 4,61% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.