Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường vai trò khuyến nông cộng đồng trong xây dựng vùng nguyên liệu bền vững

10:24, 23/12/2022

Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, Đề án Khuyến nông cộng đồng được thí điểm triển khai tại 13 tỉnh thuộc 5 vùng nguyên liệu.

Bao gồm: Vùng nguyên liệu cây ăn quả miền núi phía Bắc (tỉnh Hòa Bình, Sơn La); Vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng chứng chỉ duyên hải miền trung (tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế); Vùng nguyên liệu cà phê Tây Nguyên (các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum); Vùng nguyên liệu lúa gạo Tứ giác Long Xuyên (tỉnh Kiên Giang, An Giang); Vùng nguyên liệu cây ăn quả Đồng Tháp Mười (các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An).

Từ năm 2021 đến nay các vùng nguyên liệu đã xây dựng được 26 tổ khuyến nông cộng đồng, trong đó Vùng nguyên liệu cà phê xây dựng được 8 tổ, với 42 thành viên.

ảnh
Lễ ký hợp tác hoạt động giữa các tổ khuyến nông cộng đồng, doanh nghiệp và HTX của các tỉnh Tây Nguyên.

Việc xây dựng các tổ khuyến nông cộng đồng trong giai đoạn hiện tại nhằm kiện toàn công tác khuyến nông cơ sở, đặc biệt là cấp xã, lấy HTX nông nghiệp là nền tảng để hỗ trợ nông dân sản xuất bền vững; tăng cường nhiệm vụ khuyến nông theo hướng dịch vụ, bám vào 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: chuyển giao công nghệ, hỗ trợ hình thành phát triển HTX (vận động, tư vấn thành lập HTX, tư vấn tổ chức sản xuất,...), thông tin thị trường, liên kết sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi số; da dạng các loại hình hoạt động khuyến nông theo hướng dịch vụ, ưu tiên phục vụ phát triển vùng nguyên liệu bền vững. 

Trong khuôn khổ Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, với chủ đề “Khuyến nông cộng đồng trong xây dựng vùng nguyên liệu cà phê bền vững ở Tây Nguyên” được khai mạc vào chiều ngày 22/12 tại TP. Buôn Ma Thuột cũng đã diễn ra Lễ ký hợp tác hoạt động giữa các tổ khuyến nông cộng đồng, doanh nghiệp và 8 HTX của các tỉnh Tây Nguyên trong Vùng nguyên liệu cà phê nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình khuyến nông cộng đồng.

Minh Thuận

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.