Multimedia Đọc Báo in

Triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về phát triển TP. Buôn Ma Thuột

14:12, 05/01/2023

UBND tỉnh đã có kế hoạch triển khai Nghị quyết số 72/2022/QH15, ngày 15/11/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa Nghị quyết vào thực tiễn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, góp phần xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây nguyên theo mục tiêu đã đề ra tại Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị.

Do đó, UBND tỉnh yêu cầu, từng cấp, ngành, cơ quan, đơn vị phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thể hiện tinh thần chủ động, trách nhiệm, quyết tâm chính trị cao để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND TP. Buôn Ma Thuột, các cơ quan, đơn vị liên quan, nhất là người đứng đầu trong việc chủ động liên hệ với các bộ, ngành Trung ương, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, gắn với lộ trình phù hợp để tập trung chỉ đạo, đạt kết quả cao nhất.

Một góc trung tâm TP. Buôn Ma Thuột
Một góc trung tâm TP. Buôn Ma Thuột

Về tổ chức thực hiện, các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND TP. Buôn Ma Thuột và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thuộc trách nhiệm quản lý của ngành, lĩnh vực, địa phương và các nội dung công việc được phân công.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung thì báo cáo và đề xuất với UBND tỉnh để xem xét, điều chỉnh kịp thời.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.