Multimedia Đọc Báo in

Huyện Lắk: Hơn 124 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện Đề án 07

21:43, 17/06/2023

Huyện ủy Lắk cho biết, sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 25/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giai đoạn 2022 - 2026”, công tác đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư.

Theo đó, trong năm 2022, địa phương đã đầu tư hơn 124 tỷ đồng để xây dựng, tu sửa cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, điện thắp sáng, thủy lợi vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cụ thể, đã thẩm định, đầu tư sửa chữa, nâng cấp 25 công trình giao thông với chiều dài gần 19 km và 2 cây cầu, với tổng kinh phí 84,9 tỷ đồng.

Tiến hành đầu tư cải tạo và xây dựng mới đường dây hạ áp trên địa bàn các xã, thị trấn, chiều dài gần 6,7 km, tổng kinh phí 3,4 tỷ đồng và gần 1 km đường dây trung áp 22kv, tổng kinh phí khoảng 830 triệu đồng.

Cầu nối từ xã Buôn Tría (huyện Lắk) qua huyện Krông Ana được nâng cấp, sửa chửa. (Ảnh minh họa).
Cầu vượt sông Krông Ana nối Tỉnh lộ 7 và Tỉnh lộ 2 được xây dựng mới.(Ảnh minh họa).

Ngoài ra, đầu tư sửa chữa, nâng cấp 14 công trình kênh, mương và đập dâng, chiều dài gần 7,4 km, tổng kinh phí gần 26 tỷ đồng; thẩm định 8 công trình kênh, mương và sửa chữa, nâng cấp 1,6 km kênh mương, tổng kinh phí 9,4 tỷ đồng.

Được biết, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã có sự phát triển mạnh mẽ, cả quy mô và chất lượng. Các tuyến đường chính hầu hết đã được cứng hóa, 100% các tuyến đường từ huyện đến trung tâm xã đều đi lại được bằng ô tô. Tuy nhiên, tại một số thôn, buôn, nội đồng vẫn còn nhiều tuyến đường cấp phối và đất tự nhiên cần được đầu tư, nâng cấp trong thời gian tới.

Khánh Huyền

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.