Multimedia Đọc Báo in

Yêu cầu hoàn thành xây dựng khu tái định cư, định canh Dự án Hồ chứa nước Krông Pách thượng trước 30/9/2023

16:03, 06/06/2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành xây dựng khu tái định canh, định cư thuộc Dự án Hồ chứa nước Krông Pách thượng trước ngày 30/9/2023.

Dự án Hồ chứa nước Krông Pách thượng có 2 khu tái định cư được xây dựng trên địa bàn huyện Ea Kar. Cụ thể, Khu tái định cư số 1 tại xã Cư Elang (đã hoàn thành) và Khu tái định cư số 2 tại xã Cư Bông (đang triển khai xây dựng các hạng mục).

Khu tái định cư số 1 có quy mô 330 thửa đất, đến thời điểm hiện tại có 319 hộ đã di dời đến và ổn định cuộc sống; Khu tái định số 2 có quy mô 552 thửa đất (trong đó nhu cầu tái định cư người dân vùng Dự án là 464 hộ), đến nay có 251 hộ đã di dời đến.

Người dân dựng nhà tại Khu tái định cư số 2, xã Cư Bông, huyện Ea Kar.
Người dân dựng nhà tại Khu tái định cư số 2, xã Cư Bông, huyện Ea Kar.

Hiện đơn vị thi công đang triển khai xây dựng các hạng mục của Khu tái định cư số 2 như: đấu nối hệ thống cấp nước cho các hộ dân, dự kiến hoàn thành trước 30/6; hoàn thành 7,5/16km đường bê tông xi măng, còn 8,5/16km cấp phối đá dăm, dự kiến hoàn thành trước 30/9; trạm y tế, trường THCS và Tiểu học, công viên đang hoàn thiện, dự kiến hoàn thành trước 30/7/2023.

Quá trình triển khai Khu tái định canh của Dự án gặp nhiều khó khăn như: Đất đai chủ yếu có nguồn gốc là đất lấn chiếm, không đủ điều kiện bồi thường về đất; kết quả đo đạc bản đồ địa chính sai sót nhiều (70-80%) dẫn đến công tác chỉnh lý gặp khó khi hợp đồng đo đạc đã hết hạn…

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.